Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,336,727
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Bảo vệ thực vật

BB

Lê Thị Phượng, Phạm Thu Trang, Mai Thành Luân, Nguyễn Thị Bích Ngọc

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất sacc-harin đến khả năng kháng bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae tại tỉnh Thanh Hóa

The effect of sacc-harin on activating resistance to bacterial leaf blight on rice caused by Xanthomonas oryzae pv. oryzae in Thanh Hoa province

Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hồng Đức

2024

66

124

1859-2759

Trong nghiên cứu này, 3 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa là X. oryzae Xa-01, Xa-02 và Xa-03 đã được thu thập và phân lập trên 3 giống lúa tương ứng là Thái Xuyên, Nếp thơm và BC15 tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả thử nghiệm về độc tính của hoạt chất kích kháng sacc-harin đối với vi khuẩn X. oryzae cho thấy sacc-harin không gây ảnh hưởng ức chế trực tiếp tới sinh trưởng của X.oryzae ở nồng độ từ 0,05 - 2 mM. Đối với sinh trưởng cây mạ non, sacc-harin không ảnh hưởng tiêu cực ở nồng độ 0,05 - 0,5 mM, tuy nhiên ở nồng độ 1 - 2 mM sacc-harin có biểu hiện gây độc nhẹ. Thí nghiệm lây nhiễm bệnh nhân tạo vi khuẩn X. oryzae trên cây lúa đã được xử lý sacc-harin ở nồng độ từ 0,1 - 2 mM giai đoạn mạ, trồng trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy sacc-harin ở nồng độ 0,5 mM cho hiệu quả ức chế bệnh cao nhất, đạt 52,2% so với đối chứng.

In this study, we collected and isolated three strains of rice leaf blight bacteria, Xanthomonas oryzae Xa-01, Xa-02, and Xa-03, f-rom three rice varieties: Thai Xuyen, Nep Thom, and BC15, respectively, in Dong Ninh district, Thanh Hoa province. The results of the toxicity examination of sacc-harin against X. oryzae showed that sacc-harin did not directly affect the growth of X. oryzae at concentrations ranging f-rom 0.05 to 2 mM. Regarding the growth of young rice seedlings, sacc-harin did not exhibit negative effects at concentrations of 0.05 to 0.5 mM; however, concentrations of sacc-harin ranging f-rom 1 mM to 2 mM showed mild toxicity. Experiments on the infection of X. oryzae bacteria on rice seedlings previously treated with sacc-harin revealed that sacc-harin concentrations ranging f-rom 0.1 mM to 2 mM were able to induce resistance in rice against X. oryzae. Sacc-harin at a concentration of 0.5 mM offered the highest disease control effect, reducing disease severity by 52.2% compared to the control.

 

 

TTKHCNQG, CVv 382