Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,024,758
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Hệ tim mạch

BB

Đoàn Chí Thắng, Trần Lợi Trầm Tiên, Hoàng Anh Tiến

Nghiên cứu giá trị tiên lượng của thang điểm H2FPEF trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bảo tồn

Study on the prognostic value of H2FPEF score in heart failure patients with preserved ejection fraction

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

379-383

1859-1868

Nghiên cứu điểm số H2FPEF ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bảo tồn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có theo dõi được tiến hành trên 171 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim có phân suất tống máu thất trái bảo tồn tại Khoa Tim mạch – Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế từ ngày 01 tháng 05 năm 2023 đến ngày 30 tháng 04 năm 2024. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đang dùng từ hai loại thuốc hạ huyết áp trở lên, 5 bệnh nhân không dùng bất kỳ loại thuốc hạ huyết áp nào và 16 bệnh nhân chỉ dùng một loại thuốc hạ huyết áp. Tỷ lệ bệnh nhân dùng từ hai loại thuốc hạ huyết áp trở lên là 87,1%. Tuổi cao (>60 tuổi) là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất, trong khi BMI > 30 kg/m² là yếu tố nguy cơ ít gặp nhất. Nhóm có điểm số H2FPEF từ 3-5 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mẫu nghiên cứu (56,7%). Có sự khác biệt về huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình giữa các nhóm (p < 0,05). Đường kính nhĩ trái trên siêu âm tim khác nhau giữa các nhóm H2FPEF, với điểm H2FPEF cao hơn liên quan đến đường kính nhĩ trái lớn hơn. Tương tự, tỷ lệ E/e' và áp lực động mạch phổi tâm thu (PASP) tăng dần, cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm H2FPEF (p < 0,05). Các thông số về đường kính tâm trương thất trái, đường kính tâm thu thất trái và phân suất tống máu (EF) không khác nhau giữa các nhóm (p > 0,05). Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm của bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bảo tồn và điểm H2FPEF giữa các nhóm nghiên cứu.

To investigate the H2FPEF score in heart failure patients with preserved ejection fraction. Subjects and Methods: A cross-sectional study with follow-up was conducted on 171 patients diagnosed with heart failure with preserved left ventricular ejection fraction at the Cardiology Department – Cardiology Center,Hue Central Hospital from May 1st, 2023 to April 30th, 2024. Results: The majority of patients in the study sample were taking two or more antihypertensive medications, 5 patients were not using any antihypertensive medication, and 16 patients were using only one antihypertensive medication. The proportion of patients using two or more antihypertensive medications was 87.1%. Old age (>60 years) was the most frequent risk factor, while BMI > 30 kg/m² was the least frequent risk factor. The group with an H2FPEF score of 3-5 constituted the largest proportion of the study sample (56.7%). There was a difference in the average systolic and diastolic blood pressures between the groups (p<0.05). The left atrial diameter on echocardiography differed among the H2FPEF groups, with higher H2FPEF scores associated with larger left atrial diameter. Similarly, the E/e’ ratio and pulmonary artery systolic pressure (PASP) gradually increased, showing statistically significant differences between the H2FPEF groups (p<0.05). The parameters of left ventricular diastolic diameter, left ventricular systolic diameter, and ejection fraction (EF) did not differ between the groups (p>0.05). Conclusion: There are statistically significant differences in the characteristics of heart failure patients with preserved ejection fraction and the H2FPEF score among the study groups.

TTKHCNQG, CVv 46