



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
Vật liệu xây dựng
Hồ Viết Thắng, Nguyễn Trọng Cường, Lê Thị Thơm, Võ Trung Kiên, Hồ Văn Quân, Nguyễn Thị Minh Xuân
Nghiên cứu sản xuất gạch xây dựng sử dụng nhựa PET và thủy tinh phế thải
Utilising PET plastic and glass waste in manufacturing of masonry bricks
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
2024
06
230 - 237
1859-2171
Ngày nay, quá trình sản xuất gạch xây dựng bằng đất sét nung gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như mất đất nông nghiệp, biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chất thải nhựa PET và thủy tinh cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường. Vì vậy, chúng tôi tái sử dụng nhựa PET và thủy tinh phế thải để sản xuất gạch xây dựng nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường do gạch đất sét nung và các chất thải này gây ra. Các tỷ lệ nhựa/thủy tinh khác nhau được khảo sát để sản xuất gạch xây dựng. Các mẫu gạch này được đánh giá về khối lượng thể tích, cường độ nén, cường độ uốn, độ hút nước và so sánh với các mẫu gạch đất sét nung. Kết quả cho thấy khối lượng thể tích, cường độ nén, cường độ uốn của các mẫu gạch làm từ nhựa PET và thủy tinh phế thải cao hơn mẫu gạch đất sét nung, trong khi đó độ hút nước nhỏ hơn nhiều so với mẫu gạch đất sét nung. Mẫu gạch tốt nhất trong nghiên cứu này là mẫu gạch M37 có cường độ chịu nén 33,9 MPa cao gấp 3 lần so với mẫu gạch đất sét nung.
Nowadays, the manufacturing process of burnt clay masonry bricks causes serious environmental pollution such as loss of agricultural land, climate change. Besides, PET plastic and glass waste also cause serious problems for the environment. Therefore, we reuse PET plastic and glass waste to produce masonry bricks aiming to minimize the environmental harm caused by burnt clay bricks and these wastes. Different PET plastic/glass mass ratios are performed to produce masonry bricks. The brick samples are evaluated for bulk density, compressive strength, bending strength, water absorption and compared with burnt clay brick samples. The results show that the bulk density, compressive strength, and bending strength of brick samples made f-rom PET plastic and glass waste are higher than those of burnt clay brick samples, while water absorption is much smaller than that of burnt clay brick samples. The best brick sample in this study is the M37 sample with a compressive strength of 33.9 MPa which is 3 times higher than the burnt clay brick samples.
TTKHCNQG, CTv 178