



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
14
Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..
BB
Hà Văn Dũng, Lê Thị Thu Hiền, Nghiêm Thị Thanh, Hồ Thu Quyên, Lê Minh Cường, Lý Thị Thu Hằng
Phát triển năng lực số của giáo viên phổ thông tại Việt Nam
Developing digital competencies of secondary school teachers in Vietnam
Tạp chí Giáo dục
2025
4
1-6
2354-0753
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện công nghệ trong giảng dạy và giáo dục”. Các văn bản pháp lý này nêu bật nhu cầu phát triển liên tục năng lực số cho giáo viên giáo dục phổ thông. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tổng hợp và phân tích các phát hiện đã công bố về năng lực số trên thế giới và tại Việt Nam để xây dựng khung năng lực số cho giáo viên phổ thông tại Việt Nam. Khung bao gồm bốn thành phần: (1) Năng lực thông tin và dữ liệu số cơ bản; (2) Năng lực phát triển và ứng dụng kỹ năng số; (3) Năng lực giao tiếp và cộng tác trong môi trường số; (4) Năng lực an toàn số. Dựa trên khuôn khổ này, nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển năng lực số cho giáo viên phổ thông tại Việt Nam, bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của năng lực số, (2) Đào tạo và tăng cường năng lực số, (3) Xây dựng và hỗ trợ cộng đồng học tập, (4) Thúc đẩy cơ sở hạ tầng và tài nguyên học tập số, (5) Hoàn thiện chính sách và cơ chế hỗ trợ phát triển năng lực số.
Decision No. 749/QĐ-TTg dated June 3, 2020, issued by the Prime Minister, explicitly states that digital transformation in education is one of the top priorities. Circular No. 20/2018/TT-BGDĐT dated August 22, 2018, issued by the Minister of Education and Training, set the goal of “Applying information technology and utilizing technological devices in teaching and education.” These legal documents highlight the need for continuous development of digital competence among general education teachers. This study employs theoretical research methods to synthesize and analyze published findings on digital competencies globally and in Vietnam to construct a digital competency framework for high school teachers in Vietnam. The framework consists of four components: (1) Basic digital information and data competency; (2) Digital skills development and application competency; (3) Communication and collaboration competency in digital environments; (4) Digital safety competency. Based on this framework, the study proposes measures to develop digital competencies for high school teachers in Vietnam, including: (1) Raising awareness of the importance of digital competencies, (2) Training and enhancing digital competencies, (3) Building and supporting learning communities, (4) Fostering infrastructure and digital learning resources, (5) Refining policies and mechanisms to support the development of digital competencies.
TTKHCNQG, CVv 216