Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,023,987
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Hệ tim mạch

BB

Mai Xuân Tiến, Trần Kim Trang, Vũ Mạnh Nhân

Sử dụng thuốc ức chế SGLT2 ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm theo khuyến cáo của hội Tim mạch học Việt Nam 2022

Utilization of SGLT2 inhibitors in outpatients with chronic heart failure with reduced ejection fraction according to 2022 Vietnam National Heart Association Guideline

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

325-329

1859-1868

Xác định tỷ lệ bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm ngoại trú được điều trị thuốc ức chế SGLT2 theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch học Việt Nam năm 2022. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị của quần thể bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm có và không điều trị nhóm thuốc ức chế SGLT2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế SGLT2: loại thuốc, liều lượng, tác dụng phụ của thuốc và lý do không được kê toa thuốc ức chế SGLT2. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm, điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Tim Mạch và phòng khám Suy Tim Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cơ sở 1, từ 01/2024 đến tháng 06/2024. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng thuốc ức chế SGLT2 ở bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm là 87,9%. Nhóm sử dụng thuốc ức chế SGLT2 so với nhóm không sử dụng có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thấp hơn (p<0,001 và p=0.028), hemoglobin và eGFR cao hơn (p<0,001), creatinin và NT-proBNP thấp hơn (p<0,001). Trong những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế SGLT2 có 25,9% là Empagliflozin và 74,1% là Dapagliflozin, 96,4% bệnh nhân sử dụng thuốc đạt liều đích. Trong những bệnh nhân không sử dụng thuốc ức chế SGLT2 có 75,0% do chống chỉ định, 6,8% do tác dụng phụ của thuốc, 18,2% do bệnh nhân không đồng ý. Kết luận: Hầu hết bệnh nhân suy tim PSTM giảm điều trị ngoại trú đã được sử dụng thuốc ức chế SGLT2 và tỷ lệ đạt liều đích rất cao. Có sự khác biệt một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm có và không dùng thuốc ức chế SGLT2. Các yếu tố chống chỉ định, tác dụng phụ không mong muốn và chi phí điều trị là nguyên nhân chính cản trở việc tối ưu điều trị.

To determine the proportion of outpatients with chronic heart failure with reduced ejection fraction receiving SGLT2 inhibitors as recommended by the Vietnam National Heart Association’s 2022 guidelines. To describe certain clinical, laboratory, and treatment characteristics of the population of HFrEF patients with and without SGLT2 inhibitor treatment. To survey the use of SGLT2 inhibitors: types of drugs, dosages, side effects, and reasons for not prescribing SGLT2 inhibitors. Subjects: Outpatients with HFrEF were treated at the Cardiology Clinic and Heart Failure Clinic of University Medical Center Ho Chi Minh City, Campus 1, from January 2024 to June 2024. Study Design: Descriptive cross-sectional study. Results: The usage rate of SGLT2 inhibitors among patients with chronic HFrEF was 87.9%. Compared to the non-SGLT2 inhibitor group, the SGLT2 inhibitor group had lower systolic and diastolic blood pressures (p<0.001 and p=0.028), higher hemoglobin and eGFR levels (p<0.001), and lower creatinine and NT-proBNP levels (p<0.001). Among those using SGLT2 inhibitors, 25.9% were on Empagliflozin and 74.1% on Dapagliflozin, with 96.4% of patients reaching the target dose. Among patients not using SGLT2 inhibitors, 75.0% were due to contraindications, 6.8% due to side effects, and 18.2% due to patient refusal. Conclusion: The majority of outpatients with HFrEF were treated with SGLT2 inhibitors, with a high percentage reaching the target dose. There were notable differences in certain clinical and laboratory characteristics between the groups treated with and without SGLT2 inhibitors. Contraindications, undesirable side effects, and treatment costs remain main barriers to optimizing therapy. 

TTKHCNQG, CVv 46