Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,871,610
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Dinh dưỡng; Khoa học về ăn kiêng

BB

Nguyễn Thúy Hằng, Bùi Thị Cẩm Trà, Lê Thị Quỳnh Trang, Đỗ Nam Khánh, Nguyễn Thu Hường

Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của phụ nữ mang thai đến khám tại khoa sản Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023-2024

Nutritional status, knowledge and practices of pregnant women at the department of obstetrics, Hanoi Medical University Hospital (2023-2024)

Y học Cộng đồng

2025

6

209-215

2354-0613

Mô tả tình trạng dinh dưỡng và mô tả kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023-2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 03 năm 2024 trên 121 phụ nữ mang thai đến khám tại phòng khám Sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, kiến thức, thực hành về dinh dưỡng. Kết quả: Theo phân loại WHO, 80,2% phụ nữ mang thai có BMI bình thường, 14,9% phụ nữ mang thai thiếu năng lượng trường diễn. Chu vi cánh tay (MUAC) ≥23 cm phụ nữ mang thai chiếm 88,4%. Tăng cân theo khuyến nghị IOM có 40,2% và 37% tăng cân dưới và 22,8% trên mức khuyến nghị. 84,3% hiểu biết về lượng thức ăn cần tiêu thụ khi mang thai và 80,2% về chế độ ăn phù hợp. Kiến thức về bổ sung vi chất, đặc biệt là về sắt (88,4%) và axit folic (87,6%). Việc bổ sung đa vi chất chỉ được 62% phụ nữ mang thai thực hiện đúng. Về thực hành dinh dưỡng, 55,4% có mức độ ăn uống nhiều hơn bình thường. 61,7% sản phụ bổ sung sắt, axit folic và đa vi chất trong thai kỳ, chủ yếu trong 3 tháng đầu. Tần suất bổ sung thường xuyên chiếm 58,1%, 41,9% thỉnh thoảng bổ sung. Kết luận: Phụ nữ mang thai tăng cân chưa hợp lý khi mang thai chiếm tỉ lệ cao, hầu hết phụ nữ mang thai đến khám có kiến thức tốt về dinh dưỡng khi mang thai tuy nhiên tỉ lệ thực hành đúng về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai còn thấp cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời để giải quyết những khó khăn trong việc thay đổi nhận thức và thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

 

Describe pregnant women's nutritional status, knowledge and practices visiting the Department of Obstetrics and Gynecology, Hanoi Medical University Hospital in 2023-2024. Subject and method: A cross-sectional descriptive study f-rom December 2023 to March 2024 on 121 pregnant women visiting the Obstetrics Clinic, Hanoi Medical University Hospital to assess nutritional status, knowledge, and practices on nutrition. Results: According to WHO classification, 80.2% of pregnant women had normal BMI (18.5- 24.9 kg/m²), 14.9% of pregnant women had chronic energy deficiency. Upper arm circumference (MUAC) ≥23 cm accounted for 88.4% of pregnant women. According to IOM recommendations, weight gain was 40.2% and 37% gained weight below and 22.8% above the recommendations. 84.3% knew about the amount of food to consume during pregnancy and 80.2% about the appropriate diet. Knowledge about micronutrient supplementation, especially iron (88.4%) and folic acid (87.6%). Multi-micronutrient supplementation was only performed correctly by 62% of pregnant women. Regarding nutritional practices, 55.4% had a higher-than-normal eating level. 61.7% of pregnant women supplemented iron, folic acid and multi-micronutrients during pregnancy, mainly in the first 3 months. The frequency of regular supplementation was 58.1%, 41.9% occasionally supplemented. Conclusions: Pregnant women with unreasonable weight gain during pregnancy account for a high proportion. Most pregnant women who come for check-ups have good knowledge about nutrition during pregnancy. However, the rate of correct nutrition practices during pregnancy is still low. It is necessary to have timely support measures to solve difficulties in changing the awareness and nutritional practices of pregnant women.

 

TTKHCNQG, CVv 417