Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,992,119
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

BB

Nguyễn Ngọc Quang

Trích ly sợi cellulose từ phế phẩm nông nghiệp lõi ngô bằng phương pháp bền vững và đơn giản

Extraction of Cellulose Fibers f-rom Corn Cobs Agricultural Waste by a Simple and Sustainable Method

Khoa học Giáo dục Kỹ thuật

2025

2

115-122

1859-1272

Lõi ngô là phế phẩm nông nghiệp phổ biến và có sẵn ở nhiều quốc gia với số lượng lớn. Lõi ngô chứa hàm lượng cellulose tương đối cao khoảng 11,9-41,3%. Vì vậy, trích ly sợi cellulose từ lõi ngô có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và môi trường. Nghiên cứu này nhằm mục đích trích ly sợi cellulose từ lõi ngô bằng phương pháp oxy hóa nitro đơn giản, tiết kiệm năng lượng và chi phí. Sợi cellulose trích ly được có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy sợi cellulose sau khi sấy khô có xu hướng tích tụ thành các bó sợi, không quan sát thấy các sợi cellulose riêng lẻ. Phân tích quang phổ hồng ngoại (FTIR) chỉ ra các đỉnh hấp thụ tại các số sóng tương ứng với dao động của các nhóm OH, CH và COC, là các đỉnh đặc trưng cho cấu trúc hóa học của cellulose. Độ kết tinh của sợi cellulose trích ly được là 69,68%, cao hơn so với lõi ngô. Kết quả phân tích TGA cho thấy sợi cellulose có độ bền nhiệt cao hơn so với lõi ngô. Quá trình phân hủy nhiệt của lõi ngô và sợi cellulose diễn ra trong ba giai đoạn: dưới 200°C, 200-400°C, và trên 400°C.

Corn cobs were common agricultural waste available in large quantities in many countries. Corn cobs contained a relatively high cellulose content of about 11,9-41,3%. Therefore, extracting cellulose fibers f-rom corn cobs had significant economic and environmental implications. This study aimed to extract cellulose fibers f-rom corn cobs using a simple method of nitro oxidation, which saved energy and cost. The extracted cellulose fibers had potential applications in various fields. Scanning electron microscopy (SEM) results showed that the dried extracted cellulose fibers had a tendency to form agglomerations, the individual separate fiber could not be observed. Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) analysis indicated absorbed peaks at wavenumbers corresponding to the vibrations of OH, CH, and COC groups, which were c-haracteristic peaks for the chemical structure of cellulose. The crystallinity index of the extracted cellulose fibers was 69,68%, higher than that of the corn cobs. Thermogravimetric analysis (TGA) results showed that the cellulose fibers had higher thermal stability compared to the corn cobs. The thermal decomposition process of corn cobs and cellulose fibers occurred in three stages: below 200°C, 200-400°C, and above 400°C.

TTKHCNQG, CVv 389