Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,026,376
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Vi sinh vật học y học

BB

Phan Hoàng Đạt, Nguyễn Thị Pha, Trịnh Thị Hồng Của, Nguyễn Thị Thảo Linh, Lê Nguyễn Uyên Phương, Nguyễn Bùi Thái Huy

Tỷ lệ nhiễm, thành phần loài và một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi nấm ngoài da ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Prevalence, species composition and related factors of dermatophytosis in outpatients at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

343-347

1859-1868

Xác định tỷ lệ nhiễm và thành phần loài vi nấm ngoài da ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi nấm ngoài da ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 92 bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ do vi nấm ngoài da đến khám tại phòng khám Da liễu, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và được chỉ định xét nghiệm vi nấm soi tươi. Các mẫu bệnh phẩm được soi dưới kính hiển vi, cấy trên môi trường Sabouraud agar và Dermatophyte test medium để định danh. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi nấm ngoài da là 32,6%, trong đó Trichophyton rubrum chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), kế đến là Trichophyton interdigitale (26,7%), Trichophyton mentagrophytes (13,3%) và Trichophyton tonsurans (3,3%). Các yếu tố da dầu, thường xuyên ra mồ hôi và tiền sử sử dụng thuốc bôi da liên quan đến nhiễm vi nấm ngoài da có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi nấm ngoài da còn khá cao (chủ yếu là loài Trichophyton rubrum) và da dầu, thường xuyên ra mồ hôi, tiền sử sử dụng thuốc bôi da có liên quan đến nhiễm vi nấm ngoài da.

To determine the prevalence of dermatophytosis and identify the composition species of dermatophytes from outpatients at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital. To investigate some factors related to dermatophytosis from outpatients at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital. Subject and methods: The cross - sectional descriptive study was performed on 92 patients with suspicious skin lesions due to dermatophytes at Dermatology Clinic, Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital from December 2023 to July 2024, and those patients had designated for fungi direct wet microscopy. Samples were examined under the microscope, inoculated on Sabouraud agar and Dermatophyte test medium for identification. Result: The prevalence of dermatophytosis was 32.6%, in which Trichophyton rubrum occupied the highest proportion (56.7%), following by Trichophyton interdigitale (26.7%), Trichophyton mentagrophytes (13.3%), and lastly, Trichophyton tonsurans (3.3%). Oily skin, frequent sweating and the history of using topical medications were related factors with dermatophytosis, with statistically significant differences (p<0.05). Conclusion: The prevalence of dermatophytosis is still quite high (mainly due to Trichophyton rubrum) and oily skin, frequent sweating, the history of using topical medications related to dermatophytosis.

TTKHCNQG, CVv 46