Nghiên cứu độ bền ăn mòn của các lớp mạ điện kẽm thụ động Cr(III) được đánh giá bằng thử nghiệm phun muối trung tính và các phương pháp điện hóa. Các lớp mạ điện kẽm được thụ động hóa trong một số dung dịch thụ động Cr(III) khác nhau, cho các lớp thụ động có màu sắc khác nhau. Kết quả thử nghiệm phun muối trung tính cho thấy mẫu thụ động Cr(III) cầu vồng có khả năng chống ăn mòn cao nhất với diện tích gỉ trắng đạt 5% sau 768 giờ thử nghiệm. Kết quả này phù hợp với kết quả của phương pháp điện hóa mà mẫu thụ động Cr(III) cầu vồng cũng có khả năng chống ăn mòn cao nhất với mật độ dòng ăn mòn thấp nhất là 1,59µA/cm2 và điện trở lớp thụ động cao nhất trên 33.89kΩ.cm2 . Độ bền ăn mòn của các mẫu thụ động giảm dần theo trật tự sau: mẫu thụ động cầu vồng, mẫu thụ động trắng xanh, mẫu thụ động đen và cuối cùng là mẫu kẽm không thụ động