
- Thực trạng và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn của các ngân hàng tại Việt Nam
- Xây dựng hệ thống quản trị tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) hỗ trợ chủ động điều hòa cân đối nguồn nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng các cấp tỉnh Hòa Bình
- Xây dựng mô hình dịch vụ công nghiệp cụm xã
- Nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể liên quan tới Hội hát dân ca các dân tộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm tăng cao năng suất chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP
- Hoàn thiện quy trình chế biến và bảo quản sản phẩm khô cá lóc và khô cá sặc rằn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
- Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2021
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để Nhân dân làm chủ tại thành phố Hải phòng đến năm 2045.
- Nghiên cứu tạo bùn hạt hiếu khí xử lý theo mẻ ( Sequencing Batch Reactor - SBR) để xử lý nước thải làng nghề chế biến tinh bột ( bún miến)



- Nhiệm vụ đang tiến hành
08/DA-KHCN.PT/2022.
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm một số giống lúa phục vụ chế biến tại các làng nghề của tỉnh Phú Thọ
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa thuần
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
Nguyễn Phi Long
1.ThS. Nguyễn Phi Long 2.ThS. Lưu Thị Thúy 3.ThS. Đỗ Việt Cường 4ThS. Phạm Thị Ngọc Điệp 5.ThS. Trần Thị Yến 6.KS. Phạm Thị Quyến 7.KS. Nguyễn Thị Hà Thu 8.KS. Đoàn Thị Phương Ngân 9.KS. Lê Thị Ngoan 10.ThS. Nguyễn Kiến Quốc
Khoa học nông nghiệp
01/01/2022
01/12/2024
- Địa điểm khảo sát: Các huyện, thành, thị xã có sản xuất lúa và làng nghề chế biến các sản phẩm từ lúa gạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (địa điểm dự kến khảo sát gồm: Cẩm Khê, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì, Phù Ninh, Đoan Hùng).
- Nội dung khảo sát: Khảo sát về điều kiện và thực trạng sản xuất lúa gạo, tình hình chế biến các sản phẩm từ lúa gạo, tiêu thụ lúa gạo phục vụ chế biến tại các làng nghề, hợp tác xã chế biến; Thu thập số liệu thứ cấp thông qua tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung dự án của cơ quan quản lý, chuyên môn; Xác định địa điểm triển khai mô hình.
- Kết quả: Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn liên quan đến dự án, xác định địa điểm triển khai mô hình của dự án. Kết quả khảo sát làm cơ sở để đánh giá và triển khai mô hình sản xuất tại địa phương.
2. Nội dung 2: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ một số giống lúa phục vụ chế biến
2.1. Xây dựng mô hình canh tác giống lúa Gia Lộc 601
- Quy mô: 100 ha (10-20ha/điểm), cụ thể:
+ Năm 2022 - 2023: Sản xuất 50ha vào vụ mùa 2022 và vụ xuân 2023 (mỗi vụ thực hiện 02 điểm sản xuất);
+ Năm 2023 – 2024: Sản xuất 50ha vào vụ mùa 2023 và vụ xuân 2024 (mỗi vụ thực hiện 02 điểm sản xuất);
- Địa điểm dự kiến triển khai: tại các huyện, thành, thị được khảo sát trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đáp ứng đủ điều kiện triển khai mô hình.
2.2. Xây dựng mô hình canh tác giống lúa nếp Thơm đặc sản Liên Hoa
- Quy mô: 60 ha (5-10ha/điểm), cụ thể:
+ Năm 2022 - 2023: Sản xuất 30ha vào vụ mùa 2022 và vụ xuân 2023 (mỗi vụ thực hiện 02 điểm sản xuất);
+ Năm 2023 – 2024: Sản xuất 30ha vào vụ mùa 2023 và vụ xuân 2024 (mỗi vụ thực hiện 02 điểm sản xuất);
- Địa điểm dự kiến triển khai: tại các huyện, thành, thị được khảo sát trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đáp ứng đủ điều kiện triển khai mô hình.
3. Nội dung 3: Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh giống lúa Gia Lộc 601 và giống lúa nếp thơm Liên Hoa phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ
4. Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật cho nông dân
- Nội dung tập huấn: Kỹ thuật canh tác giống lúa Gia Lộc 601 và giống lúa nếp thơm Liên Hoa.
- Thời gian tập huấn: năm 2022 – 2024 (vụ Xuân tập huấn tháng 12; vụ Mùa tập huấn tháng 5-6)
- Số lớp tập huấn: 06 lớp.
- Số người tham dự tập huấn: 180 người (30 người/lớp).
5. Nội dung 5: Hội thảo, thông tin tuyên truyền.
5.1. Tổ chức hội thảo đầu bờ
- Nội dung Hội thảo: Đánh giá kết quả xây dựng mô hình giống lúa Gia Lộc 601 và giống lúa nếp thơm đặc sản Liên Hoa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Số lượng: 02 hội thảo.
5.2. Hoạt động thông tin tuyên truyền
- Xây dựng băng, đĩa, phóng sự, viết bài giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền kết quả thực hiện dự án trên báo và các phương tiện thông tin truyền thông.
- Xây dựng và phát hành tờ rơi, tài liệu kỹ thuật giới thiệu lúa Gia Lộc 601 và giống lúa Nếp thơm đặc sản Liên Hoa cho người dân và các đại biểu tại các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ.
+ Mô hình giống lúa Gia Lộc 601: Tổng diện tích sản xuất của 4 vụ là 100ha, năng suất 6,5 - 7,0 tấn/ha/vụ;
+ Mô hình giống lúa nếp thơm đặc sản Liên Hoa: Tổng diện tích sản xuất của 4 vụ là 60ha, năng suất 5,0 - 6,0 tấn/ha/vụ.
- Kết quả sản xuất của mô hình của 2 giống lúa:
+ Mô hình giống lúa Gia Lộc 601: Sản lượng đạt từ 650 đến 700 tấn thóc và liên kết tiêu thụ 500 tấn thóc;
+ Mô hình giống lúa nếp thơm đặc sản Liên Hoa: Sản lượng đạt từ 300 đến 360 tấn thóc và liên kết tiêu thụ 200 tấn thóc.
- 02 Báo cáo kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống lúa Gia Lộc 601 và giống lúa Nếp thơm đặc sản Liên Hoa phục vụ chế biến.
- 01 bộ hồ sơ hội thảo, thông tin tuyên truyền kết quả thực hiện dự án.
- 01 bộ hồ sơ và báo cáo kết quả khảo sát thu thập thông tin.
- Danh sách tập huấn kỹ thuật gieo cấy giống lúa Gia Lộc 601 và giống lúa Nếp thơm đặc sản Liên Hoa cho 180 lượt người.
- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.
giống lúa phục vụ chế biến