
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng và ảnh hưởng của amiăng đối với sức khoẻ con người Kiến nghị các giải pháp
- Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm hợp kim đồng trên cơ sở hợp kim hóa Ni và Sn có giá thành thấp độ bền độ đàn hồi và dẫn điện cao dùng cho thiết bị điện trên tàu thủy nhằm thay thế hàng nhập khẩu
- Chính sách và giải pháp kích cầu cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Loài bò xám (Bos sauveli) ở Việt Nam và biện pháp bảo vệ
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động tốc độ băng tải theo tải thực tế tại các dây chuyền tuyển và nhà máy tuyển
- Nghiên cứu đánh giá mức độ phơi nhiễm trichloroethene (C2HCl3) và đề xuất chỉ số giám sát sinh học
- Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh Hải Dương
- Triển khai trồng cây Trinh nữ hoàng cung từ cấy mô tại Hải Dương và ứng dụng trong điều trị bệnh U phì đại lành tính tuyến tiền liệt trên lâm sàng
- Đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch lò đứng liên hoàn và đề xuất triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ khu vực tây duyên hải miền Trung



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt
Ban quản lý Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
ThS.Phan Công Du
CN.Lê Thị Phương Hội, PGS.TS.Lê Xuân Thám, TS.Nguyễn Bá Hoạt, ThS.Nguyễn Lê Quốc Hùng, ThS.Nguyễn Như Chương, ThS.Phan Quốc Chính, CN.Lê Diệu Trâm, CN.Nguyễn Thị Thu Hoài, CN.Nguyễn Thị Quỳnh Nghi, CN.Nguyễn Hữu Thanh Tuệ, CN.Nguyễn Thị Minh Hiền(3)(2)
01/06/2015
01/06/2019
2019
Đà Lạt
64
Sâm Ngọc Linh là loài đặc biệt có giá trị về khoa học và kinh tế, với thành phần saponin, hàm lượng các amino acid, các chất khoáng vi lượng trong củ, lá và rễ hơn nhiều loài sâm khác. Ngoài tác dụng dược lý, sâm Ngọc Linh còn giúp chống căng thẳng, trầm cảm, oxy hóa... Do vùng phân bố hạn chế và việc khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh trở nên khan hiếm trong tự nhiên và được đưa vào danh lục đỏ của IUCN (2003), cũng như danh sách các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm Quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.
Để bảo vệ cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, một số địa phương đã triển khai di thực cây sâm Ngọc Linh về trồng tại địa phương. Lâm Đồng là một trong những tỉnh đầu tiên di thực cây sâm Ngọc Linh về trồng tại Đà Lạt. Tỉnh cũng đã từng bước áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào làm chủ công nghệ nhân giống, ươm tạo và trồng sâm không bị lệ thuộc bởi thiên nhiên cũng như các yếu tố về thổ nhưỡng. Đây là tín hiệu khả quan đối với các tỉnh thành khác đang có ý định phát triển loài cây dược liệu quý này ở địa phương.
Việc tạo cây con in vitro có củ góp phần tăng sức sống của cây, nâng cao tỷ lệ sống sót của cây khi đưa ra vườn ươm là một trong những bước đi mới góp phần bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt” là một trong những nhiệm vụ mang tính cấp thiết nhằm khẳng định sự tồn tại ổn định và khả năng nhân rộng loài sâm quý hiếm này trên địa bàn thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng. Đánh giá được khả năng ra hoa, tạo hạt của cây Sâm Ngọc Linh in vitro nhằm chủ động trong việc sản xuất được hạt giống sâm Ngọc Linh tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất củ sâm Ngọc Linh từ hạt. - Xây dựng mô hình trồng sâm Ngọc Linh in vitro trong điều kiện nhà kính và ngoài tự nhiên tại khu vực Đà Lạt và vùng phụ cận.
- Nghiên cứu, khảo sát chế độ phân bón, dinh dưỡng tổng hợp cho cây sâm Ngọc Linh in vitro giai đoạn vườn ươm và trồng trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về chiều cao cây, đường kính tán.
- Nghiên cứu khả năng ra hoa, kết quả, tạo hạt của cây Sâm Ngọc Linh in vitro.
- Nghiên cứu khả năng nẩy mầm tạo cây từ hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro.
- Phân tích và so sánh đánh giá hàm lượng Saponin của cây sâm Ngọc Linh in vitro qua các thời kỳ sinh trưởng.
Trung tâm Ứng dung khoa học và Công nghệ Lâm Đồng
LDG-2020-014