
- Đánh giá khả năng tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến một số lĩnh vực kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu tình hình tôn giáo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu quy trình tạo phôi vô tính và nhân nhanh cây lan Hồ điệp (Phalaenopsis spp)
- Công trình thủy điện Đại Ninh (Bon Ron) trên sông thượng Đồng Nai-luận chứng kinh tế kỹ thuật-Nghiên cứu khả thi
- Nâng cao chất lượng biên tập của Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Nghiên cứu thực trạng nhân lực và hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
- Bảo tồn nguồn gen cây rừng
- Nghiên cứu thực hiện cơ chế tự chủ toàn diện tại trường cao đẳng Phát thanh Truyền hình II
- Nghiên cứu sử dụng đất bồi lắng sản xuất vật liệu xây không nung tại tỉnh Cà Mau
- Khai thác bền vững di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch: Kinh nghiệm của một số nước châu Âu và gợi mở cho Việt Nam



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Khảo nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới đặc sản (đào mận) có nguồn gốc nhập nội tại Đà Lạt Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng
Viện Bảo vệ thực vật
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
TS. Lại Tiến Dũng(2)
ThS. Đỗ Xuân Đạt, ThS. Khúc Duy Hà(1), ThS. Đỗ Minh Đức, ThS. Nguyễn Nam Hải, ThS. Phạm Thị Thu Trang, KS. Trương Thị Tuyết Mai, KS. Hoàng Xuân Hải, KS. Hoàng Hữu Chiến, KS. Vũ Đức Cường
Cây rau, cây hoa và cây ăn quả
01/07/2017
01/05/2021
2021
Lâm Đồng
89
Diện tích đào, mận hiện còn lại rất ít tại Lâm Đồng, chủ yếu ở các xã thuộc tp Đà Lạt và xã Đa Sar huyện Lạc Dương được người dân trồng xen với các cây trồng khác như cà phê, hoặc cây trồng khác theo truyền thống mà chưa có các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp, mặc dù hoàn toàn có khả năng mở rộng diện tích theo hướng du lịch canh nông và thị trường tiêu thụ khá tốt. Kết quả khảo nghiệm các giống đào, mận nhập nội cho thấy khả năng thích ứng tốt, sinh trưởng phát triển khỏe, ra hoa, đậu quả sớm hơn với thời gian ra hoa, đậu quả với giống địa phương. Tuyển chọn 2 giống ưu tú (giống đào ĐCS1 và giống mận Tam Hoa) bổ sung vào cơ cấu các giống cây ăn quả ôn đới đặc sản tại Lâm Đồng. Các giống này có nhiều ưu điểm tốt. Trong đó, thời gian thu hoạch đối với các giống đào là từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 3, các giống mận từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 5 trong năm, trong gian đoạn dịp Tết Nguyên Đán và bắt đầu vào mùa du lịch tại Đà Lạt và phụ cận. Khối lượng quả đào ĐCS1 trung bình từ 77,02-81,33g/quả, khối lượng quả mận Tam Hoa trung bình từ 30,12-33,08g/quả, chất lượng tốt, độ Brix từ 11,3-12,1%, phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương. Sử dụng phương pháp ghép cải tạo để thay thế các cây đào, mận lâu năm, kém hiệu quả tại địa phương. Thời vụ ghép thích hợp là vào giữa tháng 11 đến hết tháng 12 hàng năm. Áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng quản lý tổng hợp trong đó sử dụng chế độ bón phân hợp lý cho các giống đào, mận sau khi trồng kết hợp với kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán giúp các giống đào, mận đạt sản lượng cao, chất lượng tốt. Trong canh tác, mở rộng phát triển các giống đào, mận nhập nội cần lưu ý phòng trừ một số loài sâu bệnh hại chính là sâu đục ngọn và bệnh chảy gôm, chúng thường xuyên phát sinh gây hại nặng vào giai đoạn lộc non, lá non và giai đoạn ra hoa đậu qủa.. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu đục ngọn có hiệu quả là thuốc DuPontTM Prevathon®5SC có hiệu quả phòng trừ đạt 76,43% sau 7 ngày xử lý. Do đó, người dân nên sử dụng thuốc DuPontTM Prevathon®5SC trong việc phòng trừ loài sâu đục ngọn trên các giống đào, mận. Thuốc Anvil 5SC và thuốc Agri-fos 400 có hiệu quả trừ bệnh chảy gôm do nấm Cytospora persoonii Nit gây ra với hiệu quả phòng trừ từ 68,79% và 75,43%. Xây dựng được 03 mô hình trình diễn tại Đà Lạt và Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng gồm: mô hình ghép cải tạo các giống đào, mận, mô hình vườn ươm quy mô nông hộ và mô hình trồng mới các giống đào, mận tuyên chọn. Trong đó cung cấp 1000 cây giống xuất vuờn phục vụ mở rộng diện tích. Tại các mô hình, các giống đào, mận đều sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng được bà con địa phương đánh giá cao. Tổ chức 02 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân tại địa phương về kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại, kỹ thuật ghép cải tạo các giống đào, mận địa phương bằng các giống tuyển chọn tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ và hội nghị tổng kết đề tài tại xã Trạm Hành- tp Đà Lạt và xã Đạ Sar- huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng về giới thiệu, trao đổi học thuật các kết quả cần áp dụng nhân rộng về giống, kỹ thuật canh tác, phương pháp và kỹ thuật ghép cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng mẫu mã sản phẩm đối với các giống cây ăn quả ôn đới đào, mận được tuyển chọn. Xây dựng 02 quy trình kỹ thuật (quy trình kỹ thuật canh tác cây ăn quả ôn đới đào, mận theo hướng tổng hợp và quy trình kỹ thuật ghép cải tạo các giống đào, mận phương bằng các giống đào, mận tuyển chọn) tại Đà Lạt và Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2021-029