
- Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu mặn phục vụ sản xuất cho vùng lúa chịu mặn tỉnh Phú Yên thích ứng biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất gia công sản phẩm nông dược dạng hạt phân tán trong nước (WDG) phục vụ nông nghiệp
- Nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống cây trồng Đề tài nhánh: Nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật chỉ thị phân tử phục vụ chọn giống lúa
- Nghiên cứu tổ chức thực hiện thử nghiệm thành thạo hỗ trợ quản lý phòng thí nghiệm LAS-XD lĩnh vực: Thép xây dựng cốt liệu lớn (đá) và cốt liệu nhỏ (cát) cho sản xuất bê tông
- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất nhân giống nuôi trồng và chế biến nấm đông trùng hạ thảo sả và nghệ cho đồng bào dân tộc miền núi tại Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc góp phần xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu giá trị sàng lọc trước sinh một số bệnh rối loạn nhiễm sắc thể bằng siêu âm thai kết hợp với ba test huyết thanh mẹ
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo một số thiết bị chuyên dùng phục vụ sửa chữa nâng cấp cầu bê tông ở Việt Nam - Lựa chọn phương án thiết kế xe chuyên dùng phục vụ kiểm tra bề mặt dưới cầu
- Sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hôi ở các đô thị nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp
- Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chế biến và tiêu thụ gạo bao thai đặc sản vùng ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu tính toán thiết kế động cơ thủy lực trong các máy khấu liên hợp MG-150/375W hoặc MB12-2V2P/R450E dùng trong khai thác than mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
160/08/2025/ĐK-KQKHCN
“Đánh giá thực trạng phát triển cây mắc ca và đề xuất vùng trồng thích hợp theo hướng an toàn tại tỉnh Đắk Lắk”
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
TS. Trần Vinh
TS. Trần Vinh (Chủ nhiệm), ThS. Đặng Định Đức Phong, TS. Hoàng Mạnh Cường(1), ThS. Huỳnh Thị Thanh Thủy, ThS. Lâm Minh Văn, ThS. Hoàng Trường Sinh, ThS. Bùi Thị Phong Lan, KS. Trần Văn Phúc, KS. Đặng Thị Thùy Thảo, KS. Trần Tú Trân, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Khoa học nông nghiệp
4/2022
9/2024
2025
Đ
122
Mục tiêu: Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở cho việc đề xuất vùng trồng, phương thức trồng và giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát triển cây mắc ca theo hướng an toàn, bền vững.
Kết quả đạt được: Có 19 giống mắc ca được trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó các giống chính là: OC, QN1, 695, 788, H2, A38 và 842. Năng suất trung bình trên cây của các giống mắc ca ở thời kỳ thu hoạch chính (>7 năm tuổi) biến động từ 5,6 kg hạt/cây/năm đến 14,8 kg hạt/cây/năm; các giống cho năng suất hơn 10 kg hạt/cây/năm là: OC, QN1, A16, A38, A268, 849 và 856. Năng suất bình quân trên năm đạt cao nhất tại huyện Krông Năng, ở thời kỳ thu hoạch chính (vườn 7-10 năm tuổi) đạt từ 3,41 tấn hạt/ha đến 4,55 tấn hạt/ha đối với vườn trồng thuần và đạt 1,50 tấn hạt/ha đến 3,03 tấn hạt/ha với vườn trồng xen. Địa phương có năng suất mắc ca thu được thấp nhất là huyện Lắk, đạt 1,04 - 1,39 tấn hạt/ha với vườn trồng thuần và đạt 0,46 - 0,92 tấn hạt/ha với vườn trồng xen. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý tính hạt của 19 giống mắc ca trồng tại Đắk Lắk cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về khối lượng hạt cũng như tỷ lệ nhân của các giống mắc ca tại các vùng trồng. Kết quả đã chọn lọc và công nhận được 8 cây đầu dòng mắc ca (theo QĐ 284/QĐ-CCKL, ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk) gồm 3 cây giống OC và 5 cây QN1 với năng suất hạt tươi đạt từ 30,0 - 45,0 kg/cây; khối lượng hạt từ 8,8-9,4 gam/hạt; tỷ lệ nhân đạt 33,1-35,5%; hàm lượng lipit trong nhân đạt 74,14-76,23%.
Kết quả đề xuất các giống mắc ca phù hợp theo vùng trồng được khảo sát cụ thể như sau :Ea H’Leo: 856, A16, A38, OC, QN1; Krông Buk: OC, QN1, A38, 849, A16; Krông Năng: 788, 849, 856, A16, A38, OC, QN1; Ea Kar: A38, OC, 788; M’Đrăk 695, 842, 856, A38, A268, OC, QN1; Lăk: OC, A38, QN1. Các giống OC, QN1 và A38 nên ưu tiên lựa chọn cho các vùng trồng mắc ca.
Kết quả đánh giá và đề xuất vùng trồng mắc ca an toàn tại tỉnh Đắk Lắk là những khu vực có độ cao so với mặt nước biển từ 500m trở lên.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2025-08