
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi giun quế làm nguồn thức ăn cho gia súc tại thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoahọc công nghệ xây dựng hệ thống đê bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long - Đặc tính kỹ thuật sợi xơ dừa và thảm sợi xơ dừa và sự làm việc của thảm xơ dừa trong khối đất đắp
- Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Bương mốc (Dendrocalamus aff Sinicus) lấy măng kết hợp lấy thân làm nguyên liệu giấy tại Phú Thọ
- Nhân rộng mô hình nuôi hàu thương phẩm từ con giống đơn (Crassotrea angulata) chất lượng cao tại các huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Nacen oligochitosan trong phòng bệnh nấm Alternaria sp gây bệnh đốm nâu trên cây chanh dây
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép hợp kim dùng để chế tạo tua bin thủy điện
- Công nghệ nuôi cấy mô tế bào mía Một giải pháp để cung cấp giống cao sản cho công nghệ mía đường ở nước ta
- Lịch sử Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La
- Xây dựng mô hình sản xuất thử trồng rừng keo bạch đàn bằng các giống có năng suất cao đã được công nhận
- Nghiên cứu chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch xây dựng và thí điểm hệ thống tra cứu trực tuyến



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
149
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà thương phẩm HAH-VCN chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên Bái
Trường Đại học Hùng Vương
UBND Tỉnh Yên Bái
Tỉnh/ Thành phố
Trần Anh Tuyên
Thạc sỹ Trần Anh Tuyên, Thạc sĩ Đỗ Thị Phương Thảo, Thạc sĩ Hoàng Thị Hồng Nhung, Tiến sĩ Nguyễn Thị Quyên(1), Tiến sĩ Nguyễn Tài Năng, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Việt, Thạc sĩ Bùi Thị Hoàng Yến, Cử nhân Nguyễn Tiến Sơn, Kỹ sư Lê Văn Luyện, Kỹ sư Nguyễn Đức Cường
Chăn nuôi
01/06/2020
01/12/2021
2021
Trường Đại học Hùng Vương
61
- Xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp cho người nông dân có đầu ra ổn định, giá bán cao hơn so với ngoài mô hình, giúp cho người dân chủ động cho kế hoạch sản xuất các đợt tiếp theo, quy vòng vốn thuận lợi, giải phóng chuồng nhanh, chủ động vệ sinh chuồng trại, có điều kiện mở rộng sản xuất.
Kết quả: Thông qua dự án đã xác định được giống gà mới HAH - VCN có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh Yên Bái. Cho hiệu quả đạt Tỷ lệ nuôi sống trung bình từ 97,44 đến 98,25%; khối lượng gà cuối kỳ trung bình là 1,77kg/con; FCR 3,38-3,40 kg TĂ/kg TT; Tổng lợi nhuận/10.000 gà HAH-VCN là 280.656.500 đồng. Đồng thời, thông qua việc triển khai dự án đã xây dựng được mô hình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAHP và chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững. Qua việc đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng (sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối), hiệu quả chuyển hóa thức ăn đã khẳng định việc bổ sung thảo dược nuôi theo qui trình VietGAHP mang lại nhiều lợi ích: giúp phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, không gây ra tình trạng kháng thuốc của vi sinh vật, gà sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao hiệu quả chuyển hóa thức ăn và đặc biệt không gây tồn dư kháng sinh trong sản phẩm, tạo ra sản phẩm thịt chất lượng cao, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho con người và thân thiện với môi trường.
Việc triển khai dự án ngoài các kết quả nêu trên một ý nghĩa không kém phần quan trọng đó là thông qua dự án đã giúp người dân thay đổi nhận thức, nắm bắt được kiến thức (về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, sử dụng phối hợp nguồn thức ăn, biết nắm bắt thị trường). Đây là cơ sở để người dân chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất các đợt tiếp theo, quay vòng vốn thuận lợi, giải phóng chuồng nhanh, chủ động vệ sinh chuồng trại, có điều kiện mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho các hộ nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Sau khi kết thúc mô hình dự án các hộ đã được chuyển giao qui trình KHCN tiếp tục phát triển mô hình gà HAH-VCN với số lượng hiện tại: 6.000 gà khối lượng trung bình từ 1,8-2,2kg và tiếp tục duy trì, phát triển gà HAH-VCN tại các đợt nuôi tiếp theo. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho người nông dân có đầu ra ổn định, giá bán cao hơn so với ngoài mô hình.
24, Lý Thường Kiệt, Hà Nội
YBI026-2021