
- Nghiên cứu xử lý dầu Emulsol mất phẩm chất và Sx dầu Emulsol mới từ dầu phế thải (dầu tái sinh)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2025
- Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm nền tảng IoT dựa trên mạng LoRaWAN phục vụ cho đô thị thông minh
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu gom xử lý phân và xác hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi gà để sản xuất phân bón hữu cơ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano xúc tác quang hoá cho sơn xây dựng-Qui trình công nghệ sản xuất sơn nano diệt khuẩn
- Đề xuất các giải pháp trữ nước mưa góp phần quản lý ngập lụt bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của tốc độ đô thị hóa và biến đổi khí hậu
- Xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ từ nguồn giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Nghệ An
- Nghiên cứu rà soát và cập nhật quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ xử lý nâng cao chất lượng gỗ phù hợp với chủng loại gỗ và điều kiện sản xuất của các cơ sở gõ của thành phố Hà Nội



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
05/KQNC-TTKHCN
Nghiên cứu nguồn dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng tác dụng khả năng chống oxy hóa trên in vitro và in vivo
Viện Công nghệ Hóa Học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh
ThS. Phùng Văn Trung, ThS. Phan Nhật Minh, ThS. Bùi Trọng Đạt, TS. Mai Đình Trị, TS. Lê Tiến Dũng, ThS. Ngô Quốc Luân, ThS. Nguyễn Tấn Phát(2), KS. Võ Thị Bé, PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Khoa học nông nghiệp
01/10/2011
01/09/2013
2014
Cần Thơ
222
Đề tài đã xác định tên khoa học của 25 cây thực vật và vi phẩu 3 cây: Cỏ mực, Rau đắng đất và Rau đắng biển. Xác định hoạt tính chống oxy hóa theo phương pháp DPPH, cho thấy có 12 mẫu cao chiết cồn và 9 mẫu cao chiết nước có % ức chế tại nồng độ 100 µg/mL trên 70%, và curcumin có % ức chế cao nhất là 90,88%. Đồng thời, các cao chôm chôm, cỏ mực, kim tiền thảo, diệp hạ châu, măng cụt, nghệ, ô môi, rau đắng biển và sen có SC50 <20 µg/mL. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của các cao chiết bằng phương pháp hóa học và sắc ký bản mỏng. Cô lập và xác định cấu trúc của 10 hợp chất trong các cao chiết: isoquercitrin, epicatechin, quercitrin, zerumbon, α-mangostin, vitexin-2″-O-β- D-glucopyranosid, isovitexin, nuciferin, wedelolacton và kaempferol 7- O - α -L-rhamnopyranosid.
Hoạt tính kháng oxy hóa trên chuột theo phương pháp MDA cho thấy: các mẫu cao kim tiền thảo (DS), bần (SC), rễ ô môi (CGR), râu mèo (OrS), vỏ trái măng cụt (GM), vỏ trái chôm chôm (NL), cỏ mực (EP) và lá sen (NNL) ở 2 liều thử tương đương với 10 g hay 20 g dược liệu có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa gây bởi cyclophosphamid nhưng không theo cơ chế làm tăng hàm lượng enzym chống oxy hóa nội sinh GSH trong gan chuột.
Phân tích định lượng chất đánh dấu theo phương pháp đo mật độ quang cho 5 loại cây: Móp gai, gừng gió, cỏ mực, diếp cá, sen.
Xây dựng quy trình định lượng chất đánh dấu theo phương pháp HPLC cho 5 loại cây: Móp gai, gừng gió, cỏ mực, diếp cá, sen.
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu và cao chiết cho 5 loại cây: Móp gai, gừng gió, cỏ mực, diếp cá, sen.
Trên cơ sở đó, thiết lập danh mục các cây có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh và trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2016-05/KQNC