
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi giun quế làm nguồn thức ăn cho gia súc tại thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoahọc công nghệ xây dựng hệ thống đê bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long - Đặc tính kỹ thuật sợi xơ dừa và thảm sợi xơ dừa và sự làm việc của thảm xơ dừa trong khối đất đắp
- Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Bương mốc (Dendrocalamus aff Sinicus) lấy măng kết hợp lấy thân làm nguyên liệu giấy tại Phú Thọ
- Nhân rộng mô hình nuôi hàu thương phẩm từ con giống đơn (Crassotrea angulata) chất lượng cao tại các huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Nacen oligochitosan trong phòng bệnh nấm Alternaria sp gây bệnh đốm nâu trên cây chanh dây
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép hợp kim dùng để chế tạo tua bin thủy điện
- Công nghệ nuôi cấy mô tế bào mía Một giải pháp để cung cấp giống cao sản cho công nghệ mía đường ở nước ta
- Lịch sử Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La
- Xây dựng mô hình sản xuất thử trồng rừng keo bạch đàn bằng các giống có năng suất cao đã được công nhận
- Nghiên cứu chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch xây dựng và thí điểm hệ thống tra cứu trực tuyến



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
155/03/2025/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu một số đặc điểm hóa lý, cảm quan và hoạt tính sinh học của mật ong hoa cà phê làm cơ sở xây dựng thương hiệu mật ong hoa cà phê Đắk Lắk
Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh
PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh (Chủ nhiệm), TS. Đoàn Mạnh Dũng (Thư ký), ThS. Nguyễn Minh Trung(1), PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, TS. Trần Minh Định, ThS. Nguyễn Thị Huyền, ThS. Mai Quốc Quân, ThS. Ngô Văn Anh, ThS. Nguyễn Thị Thảo, ThS. Bùi Thị Bích Huyên, PGS.TS Bạch Long Giang, ThS. Phạm Trí Nhựt.
Khoa học nông nghiệp
04/2022
12/2024
2024
Tỉnh Đắk Lắk
139
Mục tiêu chung: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tính chất hóa lý, cảm quan và hoạt tính sinh học của mật ong hoa cà phê Đắk Lắk làm cơ sở xây dựng thương hiệu cho mật ong cà phê Đắk Lắk.
Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được dữ liệu về thành phần hóa lý, sinh học và cảm quan của mật ong hoa cà phê tại các vùng nghiên cứu; Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn của mật ong hoa cà phê tại các vùng nghiên cứu; Xác định sự biến động về thành phần và hoạt tính sinh học của mật ong theo thời gian bảo quản;Xác định mối liên quan giữa điều kiện khí hậu thổ nhưỡng với chất lượng và hoạt tính sinh học của mật ong cà phê Đắk Lắk;Xác định đặc điểm đặc trưng về đặc tính hoá lý, thành phần hoạt chất và hoạt tính sinh học của mật ong hoa cà phê Đắk Lắk so với các loại mật ong khác.
-
Kết quả thực hiện:
- Xây dựng được dữ liệu về thành phần hóa lý, sinh học và cảm quan của mật ong hoa cà phê tại nuôi tại các khu vực nghiên cứu cho thấy: Các mẫu mật ong hoa cà phê tại các khu vực nghiên cứu của Đắk Lắk có các chỉ tiêu chất lượng về cảm quan, hóa lý phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn Codex Alimentarus 2001 và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12605:2019. Bằng phương pháp phân tích thành phần chính, nghiên cứu đã chỉ ra caffein có khả năng được sử dụng để làm dấu ấn để nhận diện mật ong hoa cà phê. Sự hiện diện của những hợp chất có hoạt tính sinh học như các phenolic acid, flavonoid cho thấy được mối liên hệ giữa các thành phần này với hoạt tính kháng oxy hoá (thông qua khả năng trung hòa gốc tự do DPPH và ABTS và năng lực khử sắt) và kháng khuẩn (E. coli, S. aureus và P. aeruginosa) của mật ong hoa cà phê Đắk Lắk.
- Đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng của mật ong hoa cà phê sau 9 tháng bảo quản cho thấy: Các chỉ tiêu hóa lý và cảm quan của mật ong có giảm nhẹ nhưng đạt theo quy định trong TCVN 12605:2019. Hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn của mật ong giảm và có tương quan thuận với hàm lượng flavonoid tổng số. Các hợp chất thứ cấp có xu hướng giảm và tùy thuộc vào từng hợp chất có mặt trong mật ong.
- Thông qua phân tích tương quan Pearson, phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích đa chiều (MFA) cho thấy, có sự tương quan giữa điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đến các chỉ tiêu hóa lý và hoạt tính sinh học của mật ong như sau: Sự phân bố lượng mưa trong các tháng mùa khô có ảnh hưởng đến quá trình nở hoa và ảnh hưởng đến chất lượng mật ong. Các chỉ tiêu về thổ nhưỡng như pH, kali, photpho và Ni tơ có ảnh hưởng đến hàm lượng các loại đường nhưng chưa thấy ảnh hưởng đến hàm lượng các hợp chất thứ cấp. Tổng hàm lượng polyphenol và flavonoid có tương quan tích cực đến hoạt tính sinh học của mật ong;Hàm lượng các hợp thứ cấp có mối tương quan khác nhau đến hoạt tính sinh học của mật ong như acid gallic có tương quan thuận với khả năng trung hòa gốc tự do ABTS, năng lực khử và hoạt lực diastase. Kaempferol có tương quan thuận với khả năng ức chế P. aeroginosa. Apigenin và chlorogenic acid tương quan thuận với khả năng ức chế S. aureus
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2025-03