
- Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu mặn phục vụ sản xuất cho vùng lúa chịu mặn tỉnh Phú Yên thích ứng biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất gia công sản phẩm nông dược dạng hạt phân tán trong nước (WDG) phục vụ nông nghiệp
- Nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống cây trồng Đề tài nhánh: Nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật chỉ thị phân tử phục vụ chọn giống lúa
- Nghiên cứu tổ chức thực hiện thử nghiệm thành thạo hỗ trợ quản lý phòng thí nghiệm LAS-XD lĩnh vực: Thép xây dựng cốt liệu lớn (đá) và cốt liệu nhỏ (cát) cho sản xuất bê tông
- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất nhân giống nuôi trồng và chế biến nấm đông trùng hạ thảo sả và nghệ cho đồng bào dân tộc miền núi tại Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc góp phần xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu giá trị sàng lọc trước sinh một số bệnh rối loạn nhiễm sắc thể bằng siêu âm thai kết hợp với ba test huyết thanh mẹ
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo một số thiết bị chuyên dùng phục vụ sửa chữa nâng cấp cầu bê tông ở Việt Nam - Lựa chọn phương án thiết kế xe chuyên dùng phục vụ kiểm tra bề mặt dưới cầu
- Sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hôi ở các đô thị nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp
- Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chế biến và tiêu thụ gạo bao thai đặc sản vùng ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu tính toán thiết kế động cơ thủy lực trong các máy khấu liên hợp MG-150/375W hoặc MB12-2V2P/R450E dùng trong khai thác than mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
112/24/2022/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu hiện trạng và một số giải pháp phát triển cây ăn quả có múi tại tỉnh Đắk Lắk
Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh/ Thành phố
ThS. ĐẶNG ĐINH ĐỨC PHONG
TS. Hoàng Mạnh Cường(1), KS. Đặng Thị Thùy Thảo (Thư ký), ThS. Huỳnh Thị Thanh Thủy, ThS. Lâm Minh Văn, ThS. Bùi Thị Phong Lan, KS. Trần Văn Phúc, ThS. Hoàng Trường Sinh, ThS. Trần Tú Trân.
Khoa học nông nghiệp
01/12/2018
01/12/2022
2022
Đắk Lắk
136
▪ Có 13 giống cây ăn quả có múi được trồng tại Đắk Lắk ( 10 giống cam, 1 giống quýt, 1 giống bưởi và 1 giống chanh không hạt); cam sành và bưởi da xanh là 2 loại chính.
▪ Về thành phần sâu bệnh hại: có 13 loại sâu và 10 loại bệnh gây hại trên cây có múi (Ruồi đục quả, nhện, bọ trĩ, sâu vẽ bùa; ghẻ quả, loét quả, vàng lá thối rễ).
▪ Thời điểm thu hoạch: có 2 đợt thu hoạch chính: Tháng 6-7 và 10-11.
▪ Năng suất bình quân/ha (năm thứ 4-5): Cam sành: 18,8 tấn; cam soàn: 23,0 tấn; quýt đường: 22,6 tấn; bưởi da xanh: 12,4 tấn.
▪ Lợi nhuận bình quân/ha: 113,7 triệu đồng (cam sành) đến 234,3 triệu đồng (cam soàn)
▪ Chu kỳ kinh doanh của các loài cây ăn quả có múi chính trồng tại Đắk Lắk: Cam sành: 7-8 năm; cam soàn 10-11 năm; quýt đường 7-8 năm; Bưởi da xanh: 15 năm.
▪ 100% sản phẩm quả cam Ea Kar chỉ được tiêu thụ ở các thị trường trong nước. Dòng sản phẩm quả cam Ea Kar được phân phối theo 6 kênh. Trong đó, lượng sản phẩm phân phối theo kênh: Người trồng cam - Thương lái - Bán lẻ - Tiêu thụ ngoại tỉnh chiếm 33,4% tổng sản lượng.
▪ Lợi nhuận mang lại cho người trồng cam đạt cao nhất so với các tác nhân trong chuỗi, lợi nhuận thu được của người trồng giống cam sành là 6.243 đồng/kg và giống cam soàn là 10.464 đồng/kg
(2) Đánh giá chất lượng quả có múi trồng tại Đắk Lắk:
Phân tích chất lượng được 94 mẫu quả có múi (cam, quýt, bưởi) trong đó có 69 mẫu quả thu thập tại địa phương và 25 mẫu quả nhập từ nơi khác (nhập nội và nhập từ các tỉnh khác). Các loại quả có múi trồng tại Đắk Lắk đạt chất lượng tốt, không thua kém so với quả trồng ở các nơi khác được tiêu thụ tại Đắk Lắk.
(3) Xây dựng mô hình canh tác theo VietGAP:
▪ Xây dựng 2 mô hình canh tác cây có múi theo VietGAP tại Đắk Lắk, diện tích 5ha. Mô hình đã được cấp chứng nhận VietGAP. Lợi nhuận của mô hình cam sành đạt 96,5 triệu đồng/ha và mô hình bưởi đạt 216,5 triệu đồng/ha.
▪ Đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 3 sản phẩm quả có múi tại Ea Kar: Cam sành Ea Kar, Cam soàn Ea Kar, Bưởi da xanh Ea Kar. Đơn vị sở hữu nhãn hiệu là Hợp tác xã Thủy lợi, nông nghiệp Cư Elang. Hồ sơ đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ tiếp nhận.
(4) Tập huấn, đào tạo, hội thảo:
Đã Tổ chức lớp tập huấn ToT cho cán bộ Khuyến nông và cộng tác viên Khuyến nông (30 học viên) và 3 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây có múi cho nông dân tại 3 huyện Buôn Đôn, Ea Kar và Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, với 90 lượt người tham gia; Tổ chức được 3 hội thảo đầu bờ mô hình canh tác cây cam, bưởi tại Ea Kar, Ea Súp và Buôn Đôn với 90 lượt người tham gia.
(5) Đề xuất giải pháp phát triển cây ăn quả có múi tại Đắk Lắk:
▪ Giải pháp kỹ thuật: Rà soát, định hướng quy hoạch vùng trồng chuyên canh; khảo nghiệm giống mới, chọn giống phù hợp, cải thiện chất lượng cây giống; Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp vào sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm;
▪ Giải pháp thị trường: Đa dạng hóa chất lượng sản phẩm; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm; Thúc đẩy phát triển liên kết trong tiêu thụ sản phẩm quả có múi;
▪ Giải pháp về cơ chế chính sách: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận được nguồn vốn, nhất là vốn ưu đãi; Xây dựng và phát triển các liên kết trong sản xuất và kinh doanh quả có múi; Tăng cường xây dựng cơ sở thu mua, chế biến và phân phối sản phẩm; chủ động kêu gọi đầu tư, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2022-024