
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi giun quế làm nguồn thức ăn cho gia súc tại thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoahọc công nghệ xây dựng hệ thống đê bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long - Đặc tính kỹ thuật sợi xơ dừa và thảm sợi xơ dừa và sự làm việc của thảm xơ dừa trong khối đất đắp
- Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Bương mốc (Dendrocalamus aff Sinicus) lấy măng kết hợp lấy thân làm nguyên liệu giấy tại Phú Thọ
- Nhân rộng mô hình nuôi hàu thương phẩm từ con giống đơn (Crassotrea angulata) chất lượng cao tại các huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Nacen oligochitosan trong phòng bệnh nấm Alternaria sp gây bệnh đốm nâu trên cây chanh dây
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép hợp kim dùng để chế tạo tua bin thủy điện
- Công nghệ nuôi cấy mô tế bào mía Một giải pháp để cung cấp giống cao sản cho công nghệ mía đường ở nước ta
- Lịch sử Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Sơn La
- Xây dựng mô hình sản xuất thử trồng rừng keo bạch đàn bằng các giống có năng suất cao đã được công nhận
- Nghiên cứu chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch xây dựng và thí điểm hệ thống tra cứu trực tuyến



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
QGT16.ĐT.01/2018
07/2021/TTPTKH&CN
Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đậu tương Cúc Bóng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Công Ty Cổ phần Khoa học sự sống
Bộ Khoa học và Công nghệ
Tỉnh/ Thành phố
TS. Trần Minh Quân(2), ThS. Vũ Thị Ánh(1), CN Phạm Thị Thúy Lan, ThS. Trần Minh Hòa, ThS. Ma Thị Trang, KS. Vũ Duy Linh, KS. Lương Đỗ Hà My, TS. Lê Sỹ Lợi, ThS. Nguyễn Thương Tuấn, ThS. Nguyễn Thế Cường,
Trồng trọt
01/02/2018
01/02/2021
2021
Thái Nguyên
Cây đậu tương Cúc bóng là một trong ít giống đậu tương đã được người dân Võ Nhai trồng từ rất lâu đời, đặc biệt ở các xã phía Nam của huyện Võ Nhai như xã Bình Long, xã Phương Giao, xã Tràng Xá. Đây là giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Cây sinh trưởng khỏe, sai quả, ít sâu bệnh, chống đổ tốt, có giá trị dinh dưỡng rất cao và đặc biệt giống đậu tương này đã rất thích nghi và phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu tại Võ Nhai. Tại xã Bình Long từ lâu đã hình thành một làng nghề nổi tiếng là Đậu phụ An Long. Chất lượng thơm ngon của đậu phụ nơi đây đã chinh phục khách hàng gần xa. Người dân Thái Nguyên có dịp qua xã Bình Long đều ghé qua làng nghề nổi tiếng này để thưởng thức hương vị thơm ngon của món đậu phụ dân dã.
Tuy nhiên, giống đậu tương Cúc bóng Võ Nhai ngày càng bị mai một đi. Năng suất, chất lượng giảm, hiệu quả kinh tế khi trồng đậu tương không cạnh tranh được với các cây trồng khác như lúa, ngô, cây ăn quả. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đậu tương Cúc bóng ngày càng bị thu hẹp. Mặt khác, giống Cúc bóng đã được sử dụng lâu ngày bị lẫn tạp, độ thuần không cao, dẫn đến chất lượng giống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ suy thoái giống làm cho các đặc điểm di truyền của giống gốc dần mất đi và hiện hữu nguy mất nguồn gen bản địa. Theo điều tra sơ bộ diện tích đậu tương Cúc bóng tại Võ Nhai chỉ còn khoảng 2,3 ha. Với sự cần thiết đó, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 – 2020. Do vậy, việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen đậu tương Cúc bóng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhằm lưu giữ nguồn gen đặc hữu bản địa đang bị suy giảm, có nguy cơ mất đi theo đơn đặt hàng của tỉnh. Đề tài được nghiên cứu không chỉ bảo tồn được nguồn gen quý mà còn đem lại nguồn lợi cho người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Thực hiện đề tài nhằm Bảo tồn và lưu giữ được nguồn gen đậu tương Cúc bóng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Sở Khoa hoc và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
TNN-2021-07