
- Khai thác và phát triển nguồn gen Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại tỉnh Hà Giang
- Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bè đưng (Gnathanodon speciosus Forsskål 1775) trong lồng bằng thức ăn công nghiệp tại Khánh Hòa
- Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay
- Nghiên cứu phát triển que thử phát hiện nhanh hai độc tố ToxA và ToxB của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) trên tôm nuôi ở Tây Nam Bộ
- Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ việc sửa đổi bổ sung Luật Thi hành án dân sự
- Xây dựng và khai thác dữ liệu genome lúa bản địa của Việt Nam phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao và kháng một số bệnh hại chính (bạc lá đạo ôn…)
- Nghiên cứu bệnh Rickettsia gây bệnh sốt cấp tính ở miền Bắc Việt Nam
- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Bánh nhãn Hải Hậu cho sản phẩm bánh nhãn của huyện Hải Hậu
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu cấu trúc dị thể từ các bán dẫn cấu trúc lớp vùng cấm hẹp để cho ra một thế hệ vật liệu mới có độ phẩm chất nhiệt điện (ZT) cao
- Phát triển phần tử tấm/vỏ trơn tam giác 3 nút dựa trên kỹ thuật MITC để phân tích tuyến tính và phi tuyến kết cấu tấm/vỏ đồng nhất hoặc composite



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
103.02-2018.352
2022-52-0938/NS-KQNC
Chế tạo cảm biến tia cực tím linh hoạt và trong suốt dựa trên phương pháp tổng hợp dung dịch
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quốc gia
TS. Trần Việt Cường
TS. Vũ Bảo Khánh, TS. Nguyễn Hoàng Hưng, TS. Đinh Đức Anh, ThS. Đoàn Tuấn Anh, CN. Trần Trung Tín
Kỹ thuật điện và điện tử
01/04/2019
01/04/2022
31/07/2022
2022-52-0938/NS-KQNC
08/09/2022
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Với đề xuất giải pháp kết hợp vật liệu rGO và sợi nano bạc, chúng ta có thể tạo ra dung dịch dẫn được điện mà sẵn sàng cho quá trình phủ phun tạo điện cực lưới trên đế nền dẻo và trong suốt với nhiệt độ thấp. Giải pháp này cho phép nâng cao độ dẫn của lớp sợi nano bạc, đặc biệt dưới tác động uốn hay khi biến dạng, vì vai trò của lớp vật liệu rGO là gia cố các liên kết giừa các sợi nano bạc khi bị tác động biến dạng (giảm điện trở mối nối giữa các sợi nano bạc).
Với phương pháp tổng hợp dung dịch, dễ dàng cho phép chúng ta tạo ra tổ hợp cúa nhiều loại vật liệu với rất nhiều cấu trúc ở kích thước nano khác nhau. Có thể kề đến ba cấu trúc đa chiều sau:
- Core/shell (0-dimension)
- Quantum dots (0-dimension) + nanorod, nanowires (1 -dimension) = 3-dimension
- Quantum dots (O-dimension) + nanosheets (2-dimension) = 3-dimension
Những cấu trúc đa chiều bằng cách tổ hợp các loại vật liệu khác nhau này cho phép chúng ta có thể thay đồi độ rộng năng luợng vùng cấm khi so sánh nó với các vật liệu riêng biệt. Từ đó cho phép chúng ta có thể sử dụng các cấu trúc này cho lớp vật liệu hoạt động đê chế tạo ra các thiết bị cảm biến hoạt động ở từng vùng ánh sáng khác nhau, với độ chọn lọc có thề điều chinh được.
Với đề xuất và thiết kế cấu trúc thiết bị FT-UVS có điện cực lưới dưới đáy, cho phép chúng ta có thể chế tạo thiết bị FT-UVS bằng phương pháp dung dịch, cấu trúc này rất phù hợp với phương pháp dung dịch do nó cho phép chúng ta có thể phủ phun từng lớp vật liệu theo giải pháp bottom-up với nhiệt độ thấp và kích thước lớn. Qui trình này hoàn toàn phù hợp với các loại đế nền dẻo và trong suốt. Chúng ta cần chú ý rằng, nếu phương pháp chế tạo với nhiệt độ lớn hơn 250 °C, sẽ dẫn đến hiện tượng biến dạng của đế nền dẻo (PET), dẫn đến kết quả là thiết bị FT-UVS sẽ có các hoạt tính hoạt động không tốt như: không thể hồi phục đường baseline, thời gian phản ứng và thời gian hồi phục lâu. Điều này là do khi gia tăng nhiệt độ của quá trình chế tạo cao hơn nhiệt độ cho phép là 250 °C, các đế nền sè bắt đầu bị biến dạng, điều này dần đến việc suy giảm các tiếp xúc giữa các lớp vật liệu, tạo thành các bầy điện tử ở các lớp tiếp xúc
Trong nghiên cứu này, thiết bị và qui trinh đo đạc đầy đủ để đánh giá đặc tính hoạt động của cảm biến tia cực tím linh hoạt trong suốt đã được chế tạo và thiết lập. Ket quả có được từ nghiên cứu này không những cho phép chúng tôi làm tiền đề để tiếp tục nghiên cứu các loại cảm biến quang học với các vùng ánh sáng khác vùng cực tím, mà còn giúp chúng tôi mờ rộng nghiên cứu sang các loại cảm biến khác, như cảm biến khí, cảm biến VOCs, etc ..
Tia cực tím; Cảm biến; Dung dịch; Chế tạo; Tổng hợp
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 1
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
Học viên cao học Võ Huỳnh Như Ý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Hồ Chí Minh. Đề tài luận văn: Chế tạo và khảo sát vật liệu nano quantum dots thiếc II oxit và thiếc IV oxit úng dụng vào quang xúc tác