
- Nghiên cứu sử dụng nguồn gen gà mía gà lương phượng gà VCN-Z15 tạo gà thịt thương phẩm lai 3 giống có năng suất và chất lượng tốt trên địa bàn Hà Nội
- Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi khi vận hành hồ chứa thượng nguồn đến vùng hợp lưu sông Thao - Đà - Lô
- Hợp tác nghiên cứu về đa dạng di truyền và ứng dụng vi sinh vật chịu nhiệt hữu ích định hướng trong công nghệ lên men công nghiệp
- Nghiên cứu sản xuất pyruvate từ vi khuẩn Halomonas với nguồn carbon từ rong biển Ulva của Việt Nam
- Nghiên cứu đổi mới mô hình đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật đáp ứng nhu cầu giáo dục nghề nghiệp
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu tính chất vật lý hóa học của vỏ sao bằng bức xạ phân tử
- Xây dựng mô hình điểm áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001) Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27000 Hệ thống quản lý tinh gọn Lean Duy trì Hiệu suất thiết bị tổng thể TPM và Chỉ số đánh giá hoạt động chính KPIs
- Ứng dụng CNTT vào quản lý và điều hành tại Sở KH&ĐT



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
BĐKH/16-20
2021-02-583/KQNC
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ chuyển chỗ một số loài nguy cấp quý hiếm đặc hữu ở Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
Trường Đại học Lâm nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Nguyễn Đắc Mạnh
PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh; GS.TS. Vương Văn Quỳnh; TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn; TS. Vũ Văn Thăng; PGS.TS. Trần Ngọc Hải; PGS.TS. Vũ Quang Nam; ThS. Phùng Nam Thắng; ThS. Trần Trọng Anh Tuấn; ThS. Nguyễn Thị Vân Anh
Các khoa học môi trường
01/07/2018
01/12/2020
29/12/2020
2021-02-583/KQNC
02/04/2021
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Các sản phẩm của nhiệm vụ bao gồm:
- Sản phẩm dạng I là các Mô hình, cụ thể gồm:
+ Mô hình bảo tồn tại chỗ loài Hoàng liên gai lá dài: nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn loài trong khu vực phân bố của chúng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát; Mô hình đã được chuyển giao cho Khu BTTN Bát Xát và hiện vẫn đang tiếp tục duy trì sử dụng.
+ Mô hình bảo tồn tại chỗ loài Cá cóc tam đảo: nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn loài trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại môi trường sống vốn có của chúng; Mô hình đã được chuyển giao cho VQG Tam Đảo và hiện vẫn đang được tiếp tục duy trì sử dụng.
+ Mô hình bảo tồn chuyển chỗ loài Hoàng liên gai lá dài: nhằm thử nghiệm gây trồng loài ngoài vùng sống vốn có của chúng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn loài; Mô hình đã được bàn giao cho Khu BTTN Bát Xát tiếp tục duy trì quản lý.
+ Mô hình bảo tồn chuyển chỗ loài Cá cóc tam đảo: nhằm thử nghiệm nhân nuôi loài ngoài vùng sống vốn có của chúng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn loài; Mô hình đã được bàn giao cho Trung tâm Đa dạng sinh học, Trường ĐH Lâm nghiệp quản lý.
- Sản phẩm dạng II (Gồm 08 báo cáo khoa học; bộ số liệu về biến đổi khí hậu; bộ tiêu chí đánh giá ưu tiên bảo tồn các loài đặc hữu, bị đe dọa, quý hiếm; cơ sở dữ liệu về các loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam; bản đồ phân bố của một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được ưu tiên bảo vệ; 04 Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ, tái thả cho 04 nhóm loài động vật; Atlas về loài nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam): Đã được bàn giao cho Trường Đại học lâm nghiệp để lưu trữ và làm nguồn tài liệu cho các nghiên cứu trong tương lai; ngoài ra, cũng được Cục bảo tồn và đa dạng sinh học đống ý tiếp nhận và sẽ sử dụng trong công tác bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và đa dạng sinh học trong thời gian tới.
- Sản phẩm dạng 3:
+ Bài báo: 02 bài báo trong nước, 05 bài báo quốc tế
+ Sách chuyên khảo: 01 sách chuyên khảo.
+ Đào tạo, hỗ trợ đào tạo: 03 thạc sĩ, 02 tiến sĩ.
Đề tài đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường. Cụ thể gồm:
(1). Thiết lập được hệ thống cơ sở khoa học và thực tiễn khi triển khai công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Cơ sở dữ liệu được xây dựng từ đề tài và cơ sở vật chất của các mô hình cũng là nơi để nghiên cứu, học tập, đào tạo chuyên môn về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm.
(2). Nâng cao năng lực của các thành viên tham gia thực hiện đề tài, cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác bảo tồn đa dạng sinh học (Thạc sĩ, Tiến sĩ).
(3).Góp phần khẳng định thương hiệu của Trường Đại học Lâm nghiệp đối với ngành Lâm nghiệp và thí sinh tiềm năng; Nhà trường thực sự là trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên rừng.
(4).Hỗ trợ bảo tồn nguồn gen 02 loài sinh vật (Hoàng liên gai, Cá cóc tam đảo) thực sự quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng; trong khi những giá trị nhiều mặt của nó chưa được khoa học khám phá hết.
Biến đổi khí hậu; Tài nguyên; Môi trường; Bảo tồn; Loài; Nguy cấp; Quí; Hiếm; Đặc hữu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 5
Không
02 Tiến sĩ; 03 Thạc sĩ