
- Đánh giá chất lượng của một số sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây mất an toàn và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát an ninh sử dụng công nghệ nhận dạng mặt người phục vụ công tác quản lý biên giới và xuất nhập cảnh
- Tương tác của các cấu trúc nano trong tổ hợp nano đa chức năng ứng dụng trong Y-Sinh
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống bạch đàn (GLGU9 GLSE9 GLU4) chất lượng cao bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp phục vụ trồng rừng tại vùng Đông Bắc Bộ
- Nghiên cứu chọn tạo giống dứa chất lượng cao phục vụ ăn tươi và chế biến
- Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học tái tổ hợp sinh tổng hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản
- Kết quả phẫu thuật nội soi có robot hỗ trợ trong ung thư trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt
- Tổng hợp bất đối xứng một số dẫn xuất Artemisinin sử dụng hệ xúc tác quang hoạt Salen với một số kim loại chuyển tiếp Mn Cu Co Ni
- Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên cấp theo trọng điểm RocKall tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu thàng 4/2013-9/2013
- Đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và đề xuất chính sách sử dụng đầu tư công hợp lý để khuyến khích đầu tư tư nhân cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT.08.19/CNSHCB
2022-48-1245/NS-KQNC
Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học tái tổ hợp sinh tổng hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Nguyễn Thị Đà
TS. Lã Thị Huyền, TS. Phạm Thanh Huyền, TS. Lê Thị Hồng Minh, TS. Tạ Thị Loan, ThS. Hà Thị Thu, ThS. Trần Mạnh Hải, CN. Nguyễn Trọng Linh, KS. Nguyễn Thu Trang, ThS. Vũ Thị Hiền
Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; các công nghệ sinh học chẩn đoán
01/2019
06/2021
23/12/2021
2022-48-1245/NS-KQNC
01/12/2022
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Nhựa sinh học mang nhiều đặc tính giống như nhựa tổng hơp̣ có nguồn gốc từ dầu mỏ, với ưu điểm bị phân huỷ bởi các vi sinh vật để tạo thành CO2 và H2O khi được thải ra môi trường, polyhydroxyalkanoates (PHA) đã và đang là vật liệu nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà sản xuất và chính phủ các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu về PHA tang lên nhanh chóng. Đề tài tập trung vào mục tiêu sàng lọc các chủng có khả năng sinh tổng hợp PHA trên nguồn cơ chất sử dụng là mỡ cá. Từ 197 chủng đã sàng lọc được 46 chủng phát màu cam sáng khi được nhuộm với Nile blue A. Trong 04 chủng được sàng lọc lựa chọn nghiên cứu tiếp theo có 02 chủng có khả năng tổng hợp PHV và 02 chủng tuyển chọn sinh tổng hợp PHB. Đề tài đã tạo ra được 03 chủng vi sinh vật tái tổ hợp từ chủng gốc B. megaterium DV01 và áp dụng công nghệ hiện đại can thiệp di truyền của chủng này để có hiệu quả tạo PHB cao với hàm lượng PHB của 01 chủng tích luỹ đạt > 70% CDW và 02 chủng tái tổ hợp có hàm lượng PHB tích luỹ đạt > 50% CDW. Nhựa sinh học thu từ các chủng vi sinh vật này tương lai còn có thể ứng dụng trong việc sản xuất các chất mang, hệ dẫn thuốc,... Thông qua đề tài, nhóm nghiên cứu tiến hành cải tiến công nghệ lên men, thu hồi và tách chiết nhằm đạt hiệu suất cao đồng thời thân thiện với môi trường. Chủng tái tổ hợp này có khả năng sản xuất PHA cao từ phụ phẩm cá và tận dụng được nguồn nitơ, cacbon giá rẻ từ các loai nguyên liệu phế thải từ công nghiệp chế biến thuỷ sản do đó có hy vọng lớn vào giá thành của sản phẩm PHA tạo ra.
Qua quá trình thực hiện đề tài, đội ngũ cán bộ nghiên cứu có thêm rất nhiều kiến thức kinh nghiệm và có thể chủ động trong công tác nghiên cứu cũng như chuyển giao về các công nghệ như: việc phân lập chủng, can thiệp di truyền, tổng hợp và phân tách PHA, công nghệ lên men thu nhựa sinh học, công nghệ tạo và bảo quản chế phẩm,…. Dựa trên các kỹ thuật này có thể sản xuất chế phẩm sinh học mới, giá thành cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường
Chế phẩm sinh học; Phụ phẩm chế biến thủy sản; Bioplastic; Chế tạo
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 1
Đề tài có đăng ký cấp bằng bảo hộ độc quyền với 01 đơn đăng ký sáng chế đã được chấp nhận đơn và 01 bằng độc quyền giải pháp hữu ích đã được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ
Đề tài góp phần đào tạo 01 thạc sĩ và 02 sinh viên.