
- Phát triển nano kim loại trên nền vật liệu nanocomposit mới lai ghép từ các polysaccharide và ứng dụng xử lý môi trường nước
- Cơ chế điều hòa trao đổi lipid của các hợp chất từ thực vật biển Việt Nam trong phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động và đề xuất một số mô hình liên kết khả thi trong sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
- Nghiên cứu lý thuyết truyền dẫn điện ở các cấu trúc nano dựa trên graphene và các vật liệu tựa graphene
- Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti – mullerian hormone(AMH) sau mổ nội soi bóc lang nội mạc tử cung tại buồng trứng
- Giải tích trên đa tạp và tính liên thông tại vô hạn của các đa tạp com dìm
- Về tính ổn định của một số lớp phương trình vi phân phiếm hàm phụ thuộc thời gian
- So sánh năng suất và hiệu quả mô hình trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và rơm phối trộn lục bình ở huyện Phú Tân tỉnh An Giang vụ Đông Xuân năm 2014- 2015
- Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp phòng trị bệnh cháy lá trên cây hành lá (Allium fistulosum L) ở tỉnh Vĩnh Long
- Thiết kế và phân tích kỹ thuật bảo mật lớp vật lý trong mạng vô tuyến nhận thức dưới các điều kiện vận hành nghiêm ngặt



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
11/2019/NTMN.ĐP
08/KQNC-QNGT
Ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất Bưởi da xanh và Chuối mốc theo tiêu chuẩn hàng hóa tại huyện miền núi Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây
UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh/ Thành phố
Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025
ThS. Phạm Hồng Khuyến
Cây rau, cây hoa và cây ăn quả
01/07/2019
01/06/2023
23/08/2023
08/KQNC-QNGT
06/12/2023
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi
- Các kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được ứng dụng:
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap.
+ Kỹ thuật tưới nước cho Bưởi da xanh theo phương pháp Minipan.
+ Kỹ thuật bón phân qua hệ thống tưới phun mưa cho cây Bưởi da xanh.
+ Kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với Bưởi da xanh.
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc Chuối mốc đạt tiêu chuẩn VietGap.
+ Kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quan chuối mốc.
+ Kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với Chuối mốc.
+ Kỹ thuật chế biến Chuối mốc bằng phương pháp sấy dẻo.
- Các kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với Bưởi da xanh, Chuối mốc được sử dụng làm tài liệu tập huấn cho nông dân trên địa bàn huyện, áp dụng thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện (Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bưởi da xanh tại các xã Sơn Long, Sơn Lập; dự án sản xuất chuối mốc tại các thôn Tà Vay, Ra Manh xã Sơn Long).
- Kỹ thuật chế biến Chuối mốc bằng phương pháp sấy dẻo: Tiếp tục được tổ hợp tác sản xuất chuối mốc đạt chuẩn VietGap xã Sơn Liên thực hiện; chuyển giao cho các Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã Sơn Liên, Hợp tác xã sản xuất Nông Lâm nghiệp và Thương mại Dịch vụ Sơn Bua tiếp tục nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm: Chuối sấy dẽo, Chuối sấy dẽo vị gừng, Chuối sấy dẽo vị Sầu Riêng …
Các kết quả từ nhiệm vụ khoa học đã được ứng dụng và hoạt động sản xuất của địa phương, từ 05 ha Chuối mốc mô hình đến nay toàn huyện đã có hơn 50 ha chuối trồng tập trung quy mô từ 0,5 ha trở lên, định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa thay cho tập quán sản xuất nhỏ lẻ “tự cung, tự cấp”. Toàn huyện hiên đã có trên 80 ha bưởi da xanh trong đó có gần 30 ha trong thời kỳ kinh doanh, sản phẩm sản suất đạt chuẩn VietGAP, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường, tạo thu nhập ổn định cho người trồng. Đồng thời, đã tạo điều kiện cho huyện Sơn Tây thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đối với kỹ thuật chế biến chuối sấy dẻo đã được các hợp tác xã phát triển tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản trên địa bàn.
Bưởi da xanh; Chuối mốc; Ứng dụng; Kỹ thuật mới
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Tây đã được chuyển giao và tiếp nhận 07 Quy trình (hướng dẫn kỹ thuật): Quy trình (hướng dẫn kỹ thuật) thâm canh giống Bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP; Quy trình (hướng dẫn kỹ thuật) trồng mới Bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP; Quy trình (hướng dẫn kỹ thuật) trồng chuối mốc đạt tiêu chuẩn VietGAP; Hướng dẫn kỹ thuật Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây bươi da xanh (IPM); Hướng dẫn kỹ thuật Phương pháp tưới tiết kiệm theo minipan; Quy trình (hướng dẫn kỹ thuật) sơ chế và bảo quản chuối mốc; Quy trình (hướng dẫn kỹ thuật) sấy chuối dẻo quy mô hộ gia đình. Đây là cơ sở khoa học để tổ chức chuyển giao kỹ thuật thực hiện hiệu quả nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản của địa phương.
- Kết quả đạt được của dự án góp phần chứng minh cho nông dân trực tiếp tham gia hoặc vùng lân cận thấy được hiệu quả sản xuất Bưởi da xanh và chuối mốc theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Sơn Liên và Sơn Bua khi ứng dụng đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ, tổ chức liên kết với doanh nghiệp theo tiêu chuẩn chế biến, bảo quản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, sản phẩm đầu ra được ổn định. Dự án đã tạo công ăn việc làm; tăng thu nhập cho người dân; thay đổi dần nhận thức của người nông dân trong canh tác, vai trò của kinh tế tập thể trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp… Từ đó, giảm thiểu áp lực việc di cư lao động tự do từ vùng nông thôn đến thành thị và góp phần ổn định dân sinh và kinh tế - xã hội vùng dự án./.