
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển tiếp nano đến tính chất nhạy khí của cảm biến dây nano và sợi nano
- Nghiên cứu đánh giá kết quả sàng lọc chẩn đoán trước sinh dị tật bẩm sinh thai nhi ở thai phụ có nguy cơ cao tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ
- Mô hình bệnh tật ở các bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh
- So sánh năng suất và hiệu quả mô hình trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và lục bình ở huyện Phú Tân tỉnh An Giang vụ Thu Đông 2015
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử giun đũa chó (Toxocara canis) và giun đũa mèo (Toxocara cati) nhằm đánh giá nguy cơ nhiễm và nguồn truyền lây sang người
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống bơm lấy mẫu dùng cho thiết bị đo và giám sát nồng độ khí
- Vai trò của văn hóa và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên
- Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Chè Trại Quang Sỏi dùng cho sản phẩm chè của xã Quang Sơn thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hoạt tính chống ung thư của các hợp chất có cấu trúc lai chứa khung 4-aminoquinazolin
- Nhân rộng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 vào các doanh nghiệp ngành du lịch



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
13/ĐT-KHCN.PT/2020.
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho giống chè Hương Bắc Sơn và TRI50 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
UBND Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Nguyễn Thị Thuận
ThS. Nguyễn Thị Thuận; TS. Nguyễn Thị Minh Phương; TS. Nguyễn Ngọc Bình; ThS. Nguyễn Mạnh Hà; TS. Nguyễn Thị Hồng Lam; ThS. Phùng Lệ Quyên; ThS. Lê Đình Chiến; KS. Nguyễn Thị Thuỷ; KS. Phí Văn Mẫn; ThS. Triệu Trung Kiên.
Khoa học công nghệ trồng trọt khác
01/04/2020
01/12/2021
28/07/2022
22/08/2022
Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN
Dự án đã xây dựng được mô hình liên kết sản xuất hai giống chè Hương Bắc Sơn và TRI5.0 tại các xã Long Cốc, xã Trung Giáp, Trung tâm NC&PT chè và tại HTX chè Phú Thịnh; hỗ trợ thành lập tổ hợp tác sản xuất chè xã Long Cốc và tổ hợp tác sản xuất chè xã Trung Giáp; hỗ trợ kết nối tiêu thụ nguyên liệu với các cơ sở chế biến trên địa bàn gồm HTX chè an toàn Long Cốc và Trung tâm NC&PT chè. Dự án đã xây dựng được chuỗi tiêu thụ cho các sản phẩm chè xanh thơm và chè xanh ướp hương gồm: công ty TNHH Làng Dòng, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ ISa Việt Nam, cùng các các cửa hàng, đại lý bán lẻ trong và ngoài tỉnh với tổng khối lượng sản phẩm đạt 6,96 tấn. Mô hình liên kết sản xuất của dự án cho lợi nhuận kinh tế cao, với tổng lợi nhuận từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến biên và tiêu thụ sản phẩm đạt từ 280,1 – 458,93 triệu đồng/ha đối với giống Hương Bắc Sơn, cao gấp 2,01 – 2,48 lần so với đối chứng và giống TRI5.0 đạt lợi nhuận từ 123,13 – 198,28 triệu đồng/ha, cao gấp từ 2,16 – 8,85 lần đối chứng. Đã hoàn thiện 2 bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cho giống chè Hương Bắc Sơn và kỹ thuật thâm canh cho giống chè TRI5.0; 01 bản hướng dẫn kỹ thuật chế biến chè xanh thơm cho giống Hương Bắc Sơn và 01 bản hướng dẫn kỹ thuật chế biến chè xanh ướp hương cho giống TRI5.0; Xây dựng được 03 tiêu chuẩn cơ sở và thiết kế nhãn mác bao bì cho các sản phẩm chè Ôlong, chè xanh thơm và xanh ướp hương; Hỗ trợ in ấn 3.000 nhãn mác, bao bì cho các đơn vị
Ứng dụng kết quả của Dự án giúp nâng cao được năng suất, chất lượng chè, nâng cao giá trị sản phẩm chè Phú Thọ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, ổn định tình hình kinh tế xã hội và cải thiện môi trường sinh thái của địa phương.
Chè Hương Bắc Sơn; TRI5.0; Chuỗi liên kết; Chế biến; Tiêu thụ
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Hiện nay, tại các địa phương, cơ sở sản xuất và các đơn vị tham gia thực hiện dự án vẫn đang duy trì mô hình liên kết sản xuất cho 6,0 ha chè thâm canh và 2,0 ha chè trồng mới và áp dụng quy trình kỹ thuật của dự án. Bên cạnh đó, tại Hợp tác xã Chè Phú Thịnh đã mở rộng sản xuất giống chè Hương Bắc Sơn thêm 0.5 ha. Áp dụng kỹ thuật chế biến chè xanh thơm từ giống Hương Bắc Sơn và chè xanh ướp hương từ giống TRI5.0 của dự án tại các cơ sở sản xuất với quy mô khoảng 3,5 tấn chè xanh Thơm và 5,0 tấn chè xanh ướp hương.
Với các quy mô liên kết sản xuất giống chè Hương Bắc Sơn của dự án cho tổng lợi nhuận từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thuản phẩm đạt 200,1-320,0 triệu đồng/ha, cao gấp 1,7-2,0 lần so với sản xuất thông thường. Mô hình liên kết sản xuất giống chè TRI5.0 cho tổng lợi nhuận đạt từ 108.63-182,960 triệu đồng/ha, cao gấp từ 1,85-2,5 lần so với mô hình sản xuất thông thường tại các đơn vị, địa phương.