Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,095,384
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

34

Thực vật học

BB

Huỳnh Thị Ngọc Hiền, Âu Văn Hóa, Nguyễn Thị Kim Liên, Võ Hoàng Ân, Võ Thành Toàn, Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út(1)

Thành phần loài thực vật nổi ở trại giống nông nghiệp Khánh Lâm 2 thuộc huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Species Composition of Phytoplankton at Khanh Lam 2 Area in U Minh District, Ca Mau Province

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

2024

08

1029-1039

2588-1299

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thành phần loài và sự phân bố của thực vật nổi trong các sinh cảnh tại Trại giống nông nghiệp Khánh Lâm 2, huyện U Minh, Cà Mau. Mẫu được thu vào tháng 3/2023 và tháng 8/2023 tại 15 điểm thuộc 5 sinh cảnh gồm (1) Vườn - Rừng, (2) Thuần rừng, (3) Khu bảo tồn cá, (4) Rừng khai thác và (5) Ruộng - Lúa. Kết quả đã xác định được 112 loài thực vật nổi thuộc 5 ngành, trong đó ngành tảo mắt có thành phần loài đa dạng hơn các ngành tảo khác. Số loài thực vật nổi tại các điểm thu giữa hai lần khảo sát ở 5 sinh cảnh dao động từ 7-43 loài; mật độ từ 6.082-4.185.624 cá thể/l. Tổng số loài ở sinh cảnh Thuần rừng cao gấp từ 1,1-2,7 lần và mật độ từ 3,2-6,3 lần so với 4 sinh cảnh còn lại. Chỉ số H’ trung bình dao động từ 1,58~1,96 thể hiện tính đa dạng thực vật nổi tại 5 sinh cảnh đạt mức vừa. Sự tích lũy loài ưu thế là loài Trachelomonas volvocina tại 4 sinh cảnh, ngoại trừ sinh cảnh Vườn - Rừng là loài Glenodinium penardii. Sự tương đồng về thành phần loài thực vật nổi trong 5 sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu được chia thành hai khu vực chính bao gồm (1) Thuần rừng và (2) Vườn - Rừng/Khu bảo tồn cá/Rừng khai thác/Ruộng - Lúa.

The study was conducted to survey the species composition and distribution of phytoplankton in habitats at Khanh Lam 2 area in U Minh district, Ca Mau province. Samples were collected in March and August 2023 at 15 sites from 5 different habitats including (1) Forest gardens, (2) Forest plantation, (3) Fish sanctuary, (4) Mined forests and (5) Rice field. The results showed that a total of 112 phytoplankton species belonging to 5 phyla, in which Euglenophyta are more diverse and richer species composition than other major group of algae. The number of phytoplankton species at sampling sites during the study in 5 habitats ranged from 7-43 species, and the density fluctuated from 6,082-4,185,624 ind./l. The number of species and population density in the forest plantation habitat were 1.1-2.7 times and 3.2-6.3 times higher than the other habitats, respectively. The shannon (H’) diversity index was in a range of 1.58~1.96 that indicating phytoplankton diversity appears at intermediate frequencies. The accumulation rate of dominant species was Trachelomonas volvocina in 4 habitats, except the forest gardens which was recorded by Glenodinium penardii. Analysis of similarity results on species composition of phytoplankton in investigaing habitats is being clustered into 2 groups, including (1) Forest plantation and (2) Forest gardens/Fish sanctuary/Mined forests/Rice field.

TTKHCNQG, CTv 169