Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,778,283
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kỹ thuật xây dựng

Lưu Quang Phương, Nguyễn Thế Quân(1)

Đề xuất quy tắc tạo lập mô hình BIM phục vụ việc tự động hóa đo bóc khối lượng trong các dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam

Establish the rules for bim models development to facilitate the process of automatic Bim-based quantity takeoff in construction projects using state capital In vietnam

Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng

2020

4

118-129

2615-9058

Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling, viết tắt là BIM), một xu thế mới cho ngành xâydựng hiện nay, khi được ứng dụng trong các dự án đầu tư xây dựng đã cho thấy những ưu điểm vượt trội trong việc kết xuất khối lượng tự động. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do người dựng mô hình ban đầu thường là các họa viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kiến thức chuyên sâu về dự toán không phải là thế mạnh của họ, vì vậy họ quan tâm chủ yếu đến hình khối kết cấu, kiến trúc v.v. mà chưa quan tâm đến các thông tin phục vụ đo bóc khối lượngvà lập dự toán. Do đó, mô hình BIM được họ dựng lên khi sử dụng để xuất khối lượng cho kết quả khối lượng chưa phù hợp với yêu cầu bóc tách khối lượng từ các hướng dẫn, quy định về đo bóc khối lượng hiện nay, cần được điều chỉnh thủ công, dẫn đến giảm độ chính xác và năng suất bóc tách, mà các công cụ hỗ trợ dựng mô hình và bóc khối lượng từ mô hình BIM phổ biến hiện nay chưa giải quyết được vấn đề này. Bài báo đề xuất một số quy tắc cần tuân thủ khi tạo lập mô hình BIM dành cho người dựng mô hình, để giảm nhẹ khối lượng điều chỉnh mô hình, bổ sung thông tin sau này cho người bóc tách khối lượng. Các quy tắc này không quá phức tạp để làm giảm năng suất và hiệu quả của những người dựng mô hình ban đầu, nhưng vẫn đảm bảo giảm được đáng kể khối lượng xử lý, điều chỉnh mô hình cho người bóc tách khối lượng, từ đó tăng được tốc độ và hiệu quả chung khi áp dụng BIM trong dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam.

Building Information Modelling (BIM), a new trend in the global construction industry, has proved significant advantages when being used in automatic quantity takeoff. However, in Vietnam, since the BIM Modelers who initially develop the models are often draftsman, engineers and architects, and are not well equipped with quantity surveying, they pay more attention to develop architectural and structural elements, models but not information for quantity-takeoff. Therefore, their BIM models when being used for quantity-takeoff will generate the quantities of works which are not compatible with the current requirements and guidance for quantity takeoff, leading to low accuracy and productivity, while popular BIM authoring and BIM-based quantity takeoff solutions cannot help with those issues. This paper proposed some rules for the development of initial BIM models for the purpose of reducing the workload of revising the models and adding in more information for quantity takeoff for the quantity surveyors. Those rules have been kept simple in order not to reduce productivity and efficiency of the model development process, but to keep the workload of revising the models of the quantity surveyors to minimum, then, bring comprehensive benefits to the whole projects.

TTKHCNQG, CVv 346