Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,912,201
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn Khắc Bát(1), Nguyễn Viết Nghĩa, Nguyễn Hoàng Minh

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HẢI DƯƠNG, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN TÂY NAM BỘ

INFLUENCE OF MARINE ENVIRONMENTAL FACTORS ON THE DISTRIBUTION AND FLUCTUATION OF MARINE RESOURCES IN SOUTHWESTERN SEA OF VIETNAM

Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm

2019

2

Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng có tiềm năng kinh tế to lớn với số lượng xuất khẩu thuỷsản hàng năm vào mức cao nhất của nước ta. Các điều kiện khí hậu thời tiết và môi trường đặctrưng của khu vực nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và biến động của nguồn lợisinh vật tại đây. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất khai thác các nhóm nguồn lợi hảisản với các yếu tố hải dương, môi trường biển ở khu vực nghiên cứu tồn tại mối quan hệ tươngđối chặt chẽ (hệ số tương quan bội R0 trong khoảng 0,4-0,7). Trong mùa gió đông bắc, mốiquan hệ này thể hiện yếu hơn so với mùa gió Tây Nam, chúng có mối tương quan nghịchvới nhiệt độ và độ muối, có mối tương quan thuận với chlorophyll a và dòng chảy. Các thángtừ tháng 7 đến tháng 12, năng suất khai thác nguồn lợi hải sản thường cao, khi đó nhiệt độnước ở vùng biển nghiên cứu giảm xuống nhưng không quá thấp, dao động trong khoảng27,5-29,5 °C, đây đang là thời kỳ mùa mưa nên các vùng nước ven bờ chịu ảnh hưởng hơncủa nguồn nước từ lục địa đưa ra làm độ muối giảm thấp và phát tán nhiều dinh dưỡng từ khuvực cửa sông và các vùng bờ ra các khu vực khác. Do vậy, đây là vùng thích hợp cho đa phầncác loài cá tập trung đến để sinh trưởng phát triển và đẻ trứng. Đối với từng nhóm loài và từngloài khác nhau trong nhóm loài đều có khoảng thích ứng sinh thái với các yếu tố hải dương, môitrường (nhiệt độ, độ muối, chlorophyll a và mức độ xáo trộn khối nước...) rất khác nhau và cũngkhác nhau giữa các mùa trong năm ở vùng biển này. Từ khóa Môi trường biển, nguồn lợi hải sản, chỉ số thích ứng sinh thái, yếu tố hải dương, vùng biển Tây Nam Bộ.

The Southwestern region of Vietnam has great potential for economic development withthe highest annual value in fisheries exports of the country. The climatic conditions andenvironmental c-haracteristics have affected waters directly to the distribution and fluctuationsof biological resources. The research results show that the catch per unit effort (CPUE) ofmarine resource groups with marine environmental factors existed a rather close relationship (correlation coefficient (R0) between 0.4 and 0.7). In the northeast monsoon, the relationshipwas weaker than the southwest monsoon. Fish concentration was inversely correlated withtemperature and salinity and is positively correlated with chlorophyll a and sea currents. CPUEwas usually high f-rom July to December when the temperature ranged f-rom 27.5 °C to 29.5 °C,the salinity was low and the research area was heavily influenced by water f-rom the continent.Different aquatic species have different habitat suitability indices according to marineenvironmental factors (temperature, salinity, chlorophyll a, water mass disturbance, etc.) andare also different between the northeast monsoon and the southwest monsoon in the region. Keywords Marine environment, marine resources, habitat suitability index, marine environmental factor, Southwestern region.

  • [1] Mai Công Nhuận, Nguyễn Viết Nghĩa, Trần Văn Thanh (2015), Hiện trạng nguồn lợi hải sản tầng ở đáy vùng biển Việt Nam năm 2012-2013,Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 15 (4) (2015) 371-381.
  • [2] Vũ Việt Hà, Đặng Văn Thi (2011), Đa dạng loài nhóm cá đáy ở biển Việt Nam,Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển Tập VI
  • [3] Bùi Đình Chung (1981), Báo cáo tổng kết toàn diện về kết quả nghiên cứu đề tài Nghiên cứu nguồn lợi cá tầng giữa và tầng trên cá nổi ở vùng biển Thuận Hải - Minh Hải,Viện Nghiên cứu Hải sản
  • [4] Đào Mạnh Sơn (2001), Môi trường và nguồn lợi hải sản vùng biển Nam Trung Bộ và Đông Tây Nam Bộ, Báo cáo khoa học,Viện nghiên cứu Hải sản
  • [5] Đào Mạnh Sơn (1991), Ảnh hưởng của gió mùa, nhiệt độ và lượng mưa tới mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế biển Việt Nam,Các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật thủy sản 1986-1990 (1991) 8-22
  • [6] Weber W (1974), The influence of hydrographical factor on the spawning time of tropical fish, in: Tiews K. (ed.),Proceedings of International seminar on fisheries resources and their managenent in Southeast Asia, Berlin 19 Nov. - 6 Dec (1974) 269-278.
  • [7] Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Viết Nghĩa, Nguyễn Đức Linh, Trần Văn Vụ (2015), Một số đặc điểm hải dương học nghề cá vùng biển ven bờ Việt Nam năm 2012,Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông, Chuyên đề Nghiên cứu nghề cá biển (2015) 168-179
  • [8] Paul E. La Violette, Theodore Frontenac. (1967), Temperature, salinity and density of The World’s seas: South China sea and adjacent gulf,US Naval Oceanographic Office Wasington D.C 203.90
  • [9] Wyrtki Klaus (1961), Scientific result of Marine investigation of the Sounth China Sea and Gulf of Thailand 1959-1961 (1961) 198,
  • [10] Lê Đức Tố (1999), Hải dương học Biển Đông,
  • [11] Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978), Khí hậu Việt Nam,,
  • [12] Phạm Xuân Dương (2014), Mô phỏng hệ dòng chảy vùng biển Nam Bộ - vịnh Thái Lan,Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 14 (1) (2014) 10-17
  • [13] Chen X., Li G., Feng B., Tian S. (2009), Habitat suitability index of Chub mackerel (Scomber japonicus) f-rom July to September in the East China Sea,Journal of Oceanography 65 (1) (2009) 93-102.
  • [14] Chen X., Feng B., Xu L. X (2008), A comparative study on habitat suitability index of bigeye tuna in the Indian Ocean,Journal of Fisheries of China 15 (2) (2008) 269-278.
  • [15] Nguyễn Văn Tuấn (2007), Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R,
  • [16] Phạm Văn Huấn (2003), Phương pháp thống kê trong hải dương học,
  • [17] Đinh Văn Ưu (2005), Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam,Chương trình nghiên cứu biển KHCN – 09, Bộ Khoa học và Công Nghệ
  • [18] Lê Đức Tố (1995), Báo cáo tổng kết đề tài Luận chứng khoa học cho việc dự báo biến động số lượng và phân bố nguồn lợi cá,Chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước (1995) 225tr.
  • [19] Lê Đức Tố, Đoàn Bộ (1991), Sự phát triển nguồn lợi biển Thuận Hải trong cơ chế hoạt động của hiện tượng nước trồi, Tuyển tập báo cáo Khoa học,Hội nghị khoa học biển toàn quốc về biển, lần III, Tập I, (1991) 328-337
  • [20] Vũ Trung Tạng (2004), Sinh học và sinh thái biển,
  • [21] Đoàn Bộ (2010), Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài KC.09.14/06-10: Ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ,,Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia
  • [22] Nguyễn Viết Nghĩa (2015), Báo cáo tổng kết Điều tra tổng thể hiện trạng biến động nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam (giai đoạn 2011-2015),Tiểu dự án I.9/ĐA-47, Viện Nghiên cứu Hải sản
  • [23] Nguyễn Hoàng Minh (2016), Báo cáo tổng kết Dự án điều tra ngư trường năm 2016,Viện nghiên cứu Hải sản
  • [24] Nguyễn Hoàng Minh (2015), Báo cáo tổng kết Dự án điều tra ngư trường năm 2015,Viện nghiên cứu Hải sản
  • [25] Đỗ Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thị Việt Liên, Đinh Văn Mạnh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Mơi, Phạm Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Kim Nga (2011), Nghiên cứu chế độ khí tượng thủy văn, thủy động lực và môi trường vùng biển Tây Nam,Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ 5, Quyển 2: Khí tượng Thủy văn và Động lực học biển
  • [26] (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam,
  • [27] Phạm Thược (2007), Cơ sở khoa học của việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Bộ,