Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,131,866
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Hệ hô hấp và các bệnh liên quan

BB

Đỗ Giang Phúc, Nguyễn Thị Trang(1), Hoàng Bùi Hải

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở người bệnh từ 18 đến 50 tuổi

Some clinical, paraclinical characteristics, and outcomes of acute pulmonary embolism in patients aged 18 to 50

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2024

12

216-224

2354-080X

Mục tiêu nghiên cứu là nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở người bệnh từ 18 - 50 tuổi, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2023. Có 17/47 bệnh nhân (36,17%) không rõ yếu tố khởi phát, 5/47 bệnh nhân (10,64%) có tiền sử huyết khối và 3/47 bệnh nhân (6,38%) có tiền sử gia đình có người bị huyết khối. Triệu chứng đau ngực (44,7%), khó thở (40,4%), sốc-tụt huyết áp (25,5%) là các triệu chứng chính. Có 17/47 bệnh nhân (36,17%) có khả năng có tình trạng tăng đông. Nguy cơ tử vong cao 12/47 (25,53%); trung bình - cao: 18/47 (38,30%). Sau 3 tháng theo dõi, tỉ lệ sống đạt 91,5%, có 14,89% trường hợp tái phát sau khi dừng điều trị. Kết luận cho thấy đa số bệnh nhân không rõ yếu tố khởi phát, có khả năng có tình trạng tăng đông. Chủ yếu có nguy cơ tử vong cao và trung bình-cao, có kèm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Sau 3 tháng theo dõi, đa số các bệnh nhân sống và tỷ lệ tái phát cao khi dừng điều trị.

The aim of the study was to describe the clinical and paraclinical characteristics and outcomes of acute pulmonary embolism in patients aged 18 to 50 at Hanoi University of Medicine Hospital from 2013 to 2023. Among the 47 patients, 17 (36.17%) had no overt precipitating factors, 5 (10.64%) had a past history of venous thrombo-embosis, and 3 (6.38%) had a family history of thrombosis. The main symptoms were chest pain (44.7%), dyspnea (40.4%), and shock/hypotension (25.5%). Seventeen (36.17%) patients were suspected of having a hypercoagulable state. The mortality risk was high in 12/47 (25.53%) and moderate-to-high in 18/47 (38.30%). After 3 months of follow-up, the survival rate was 91.5%, with a recurrence rate of 14.89% after treatment cessation. The conclusion was most patients had no clear trigger factors but were likely to have a hypercoagulable state. They mostly had a high or moderate-to-high risk of mortality, often with concomitant deep vein thrombosis of the lower limbs. After 3 months of follow-up, most patients survived, and the recurrence rate was high after discontinuation of treatment.

TTKHCNQG, CVv 251