



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Ung thư học và phát sinh ung thư
BB
Phạm Văn Thái, Phạm Cẩm Phương(1), Đỗ Thị Thanh Xuân, Mai Trọng Khoa
Đặc điểm di căn hạch ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Bạch Mai
Lymph node metastasis characteristics in patients with non-small cell lung cancer undergoing endoscopic surgery at Bach Mai Hospital
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2025
1
61-65
1859-1868
Xác định tỷ lệ di căn hạch và mối liên quan giữa tình trạng di căn hạch với một số yếu tố ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phẫu thuật nội soi cắt thuỳ phổi và nạo vét hạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 74 trường hợp được chẩn đoán xác định ung thư phổi không tế bào nhỏ và được phẫu thuật nội soi cắt thuỳ phổi, nạo vét hạch tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 01/2023 – 08/2024. Kết quả: Bệnh gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi (41,9%); tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 61,8 ± 9,4 tuổi. Đa số là bệnh nhân nam (66,2%). Ung thư phổi không tế bào nhỏ gặp nhiều hơn ở phổi phải (62,2%), trong đó phần lớn là u ở vị trí thuỳ trên phổi phải (32,4%). Phần lớn u có kích thước ≤ 3cm (56,7%), loại biêu mô tuyến (63,5%) và không có xâm lấn màng phổi (63,5%). 21/74 bệnh nhân có di căn hạch (28,4%), trong đó đa số bệnh nhân di căn hạch chặng N1 (18,9%) và tỷ lệ di căn hạch N2 là 9,5%. Tỷ lệ di căn hạch ở nhóm bệnh nhân từ 55 – 65 tuổi cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân dưới 55 tuổi (28,6%) và trên 65 tuổi (12,9%) với p < 0,05. Tỷ lệ di căn hạch tặng tỷ lệ thuận với kích thước u, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,019. Tình trạng di căn hạch không phụ thuộc vào các yếu tố giới tính, vị trí u, mức độ xâm lấn màng phổi và loại mô bệnh học. Kết luận: Tỷ lệ di căn hạch là 28,4%, trong đó di căn hạch N1 là 18,9% và di căn hạch N2 là 9,5%. Tình trạng di căn hạch có liên quan với độ tuổi và kích thước khối u nguyên phát với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ di căn hạch theo các đặc điểm như giới tính, vị trí u nguyên phát, mức độ xâm lấn màng phổi và loại mô bệnh học.
To determine the rate of lymph node metastasis and its association with various factors in patients with non-small cell lung cancer (NSCLC) undergoing endoscopic lobectomy and lymph node dissection. Methods: A descriptive, retrospective study of 74 patients diagnosed with NSCLC who underwent endoscopic lobectomy and lymph node dissection at Bach Mai Hospital between January 2023 and August 2024. Results: The disease was more prevalent in patients aged >65 years (41.9%), with a mean age of 61.8 ± 9.4 years. Most patients were male (66.2%). NSCLC was more common in the right lung (62.2%), with the upper lobe of the right lung being the most frequently affected site (32.4%). The majority of tumors were ≤3 cm in size (56.7%), adenocarcinoma type (63.5%), and non-invasive to the pleura (63.5%). Lymph node metastasis was identified in 21 of 74 patients (28.4%), with N1 metastasis in 18.9% and N2 metastasis in 9.5%. The rate of lymph node metastasis was significantly higher in patients aged 55–65 years (28.6%) compared to those aged <55 years (12.9%) or >65 years (12.9%) (p < 0.05). Lymph node metastasis correlated positively with tumor size, a statistically significant relationship (p = 0.019). There was no significant association between lymph node metastasis and factors such as gender, tumor location, pleural invasion, or histopathological type. Conclusion: Lymph node metastasis occurred in 28.4% of patients, including N1 metastasis in 18.9% and N2 metastasis in 9.5%. Lymph node metastasis was significantly associated with age and primary tumor size (p < 0.05). Other factors, including gender, tumor location, pleural invasion, and histopathological type, were not significantly associated with lymph node metastasis.
TTKHCNQG, CVv 46