Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,955,937
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

10

Luật học

Đỗ Thị Tám(2), Đỗ Đình Hiệu, Trương Đỗ Thùy Linh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh(3)(1)

Đánh giá công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: trường hợp nghiên cứu tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Assess the making and implementing the plan and land use planning in district level: case study in Tho Xuan district, Thanh Hoa province

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2023

4

145-156

1859-3828

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QH, KHSDĐ) giai đoạn 2011- 2020 và KHSDĐ năm 2021 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng là: điều tra thứ cấp, điều tra sơ cấp, đánh giá theo thang đo 5 cấp của Likert, T-test và đánh giá theo độ lệch giữa kế hoạch và thực hiện. Kết quả cho thấy về thời gian QH, KHSDĐ được duyệt rất chậm so với kế hoạch đề ra. Tên gọi các chỉ tiêu sử dụng đất (SDĐ) trong các phương án QH, KHSDĐ giữa các thời kỳ có sự khác biệt rất nhiều. Về tỉ lệ diện tích thực hiện, trong tổng số 74 chỉ tiêu sử dụng đất có 42 chỉ tiêu (chiếm 56,76%) đạt mức thực hiện rất tốt (13 chỉ tiêu đất nông nghiệp, 28 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp). Có tới 17 chỉ tiêu SDĐ (chiếm 37,04%) thực hiện ở mức rất kém (100% là đất phi nông nghiệp). Kết quả điều tra 100 cán bộ cho thấy trong 14 tiêu chí có 3 tiêu chí được đánh giá ở mức rất tốt; 5 tiêu chí ở mức tốt, 3 tiêu chí ở mức trung bình; 3 tiêu chí ở mức độ kém. Từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác lập và
thực hiện QH, KHSDĐ.

The study aims to assess the current situation and propose solutions to improve the efficiency of the making and implementation of land use planning (period 2011-2020) and land use plan 2021 in Tho Xuan district, Thanh Hoa province. The research methods used were: secondary data survey, primary survey, assessment using Likert's 5-level scale, T-test and evaluation according to the deviation between plan and implementation. The results showed that land use planning (period 2011-2020) and land use plan 2021 were approved very slowly compared to the proposed plan. Land use indicators are different in the land use planning options over periods. Out of the total 74 land use indicators, 42 indicators (56.76%) achieved very good performance (13 targets of agriculturalland, 28 targets of non-agricultural land). Up to 17 land use targets (accounting for 37.04%) are done at a very poor level (100% non-agricultural land). The results of the survey of 100 officers showed that out of 14 criteria, 3 criteria were evaluated at a very good level; 5 criteria are at a good level, 3 criteria are at an average level; 3 criteria are at a poor level. From that, propose solutions to improve the efficiency of the making and implementation of the plan and land
use planning.

TTKHCNQG, CVv 421