Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,503,073
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Quản lý và bảo vệ rừng

Phạm Văn Duẩn(1), Nguyễn Văn Tùng, Lê Việt Dũng, Nguyễn Văn Dự, Nguyễn Hữu Văn(2), Nguyễn Song Anh, Hoàng Văn Khiên, Vũ Thị Thìn, Trần Lê Kiều Oanh

Hiện trạng công tác khoán rừng và đất lâm nghiệp tại Đồng Nai

Reality of forest and forestland contract policy implimentation at dong nai province

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2022

7

37-49

1859-3828

Khoán rừng và đất lâm nghiệp là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước với mục tiêu tạo động lực kinh tế khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Để đánh giá thực trạng công tác khoán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhóm nghiên cứu đã: (1) Làm việc với 7 đơn vị chủ rừng, 34 xã/phường, 8 huyện/TP có hoạt động khoán để thu thập thông tin, số liệu do đơn vị đang quản lý; (2) Phỏng vấn, tham quan mô hình canh tác 855 hộ nhận khoán; (3) Phỏng vấn 114 cán bộ quản lý; (4) Khảo sát 346 điểm hiện trạng sử dụng đất… thuộc 63/83 ấp có diện tích khoán. Kết quả xác định tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp khoán lâu dài trên địa bàn tỉnh: 20.425,54 ha với 9.615 hộ nhận khoán. Công tác khoán đã thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ, phát triển rừng, ổn định dân cư. Bên cạnh đó, công tác khoán có một số bất cập: Các văn bản quy định có nhiều thay đổi làm cho cả bên khoán và bên nhận khoán gặp vướng mắc trong thiết lập hồ sơ, thực hiện hợp đồng; Việc quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng ở một số nơi thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, buông lỏng quản lý, xử lý vi phạm trong thời gian dài; cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa cây lâm nghiệp với các loại cây trồng khác ngày càng gay gắt… Do đó, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên đất khoán gặp nhiều khó khăn, tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khoán vẫn diễn ra trong thời gian qua.

Contracting forests and forestry land is a major policy of the Party and Government with the goal of creating economic motivation to encourage people to participate in forest protection and development. To assess the reality of the application of this policy in Dong Nai province, the research team has: (1) Worked with 7 forest owners, 34 communes and wards, 8 districts and a city with contracted activities to collect data, information and data managed by these localities and units; (2) Interviewed and visited farming models of 855 households; (3) Interviewed with 114 managers; (4) Surveyed 346 sites of land use status, etc. in 63/83 villages with the contracted area. The results of the study have determined that the total area of forest and forestry land contracted long-term in the province is 20,425.54 ha with 9,615 households of households contracted. The forest and forestland contract policy has attracted social resources to participate in forest management, protection and development, contributing to social security. In addition, the forest and forestland contract has some shortcomings: There are many changes in the regulatory documents that make both the contracting party and the contracted party encounter difficulties in setting up records and performing contracts; the development, management and supervision of contract performance in some places are still lacking, asynchronous and showing signs of laxity in the management and handling of violations for a long time; the conflict in nutritional space between forest trees and other crops is becoming more and more acute, etc. Therefore, the management, protection and development of forests on contracted land face many difficulties, the phenomenon of spontaneous conversion of contracted land use purposes has taken place in recent years.

TTKHCNQG, CVv 421