Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,213,094
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Da liễu, Hoa liễu

1Nguyễn Thị Bích Phượng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Như Lâm(1), 1Đinh Văn Hân, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thuỳ Linh, Vũ Văn Dưỡng

Nghiên cứu biến đổi hóa mô miễn dịch và siêu cấu trúc mô tại chỗ vết thương thực nghiệm sau chiếu laser công suất thấp

Study on immunohistochemical and tissue ultrastructural changes at the experimental wound site after low-power laser irradiation

Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng

2023

03

30-44

1859-3461

Đánh giá đặc điểm hình thái hóa mô miễn dịch và siêu cấu trúc mô tại chỗ vết thương thực nghiệm sau chiếu Laser công suất thấp (780nm, liều 3 J/cm2). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 30 thỏ, mỗi thỏ tạo 2 vết thương ở đối xứng 2 bên lưng có đường kính 2R = 4cm: vết thương A (được điều trị bằng Laser công suất thấp, bước sóng 780nm, liều 3 J/cm2 với thời gian chiếu 72 giây, 1 lần/ngày), vết thương B (chứng: không chiếu Laser). Các vết thương được thay băng và chiếu Laser 1 lần/ngày theo quy trình cho đến khi tổn thương biểu mô hóa hoàn toàn. Sinh thiết vết thương được lấy vào thời điểm: trước điều trị (D0), sau điều trị 7 ngày (D7), sau điều trị 14 ngày (D14). Kết quả: Hình ảnh hóa mô miễn dịch tại D7, D14 cho thấy vùng chiếu Laser công suất thấp xuất hiện nhiều tế bào nội mô mạch máu (+) với CD34 và các nguyên bào sợi, tế bào cơ trơn thành mạch (+) SMA nhiều hơn khi so với bên vùng chứng. Trên hình ảnh siêu cấu trúc truyền qua (TEM) thời điểm D7 cho thấy vùng chiếu Laser công suất thấp còn ít tổn thương phá hủy mô hơn bên chứng và có hình ảnh tái tạo mô. Đến D14, tốc độ tái tạo mô bên vùng chiếu Laser công suất thấp mạnh hơn vùng không chiếu, tăng hoạt động các bào quan nguyên bào sợi (ty thể, lưới nội chất có hạt) và tăng chế tiết collagen ra chất nền ngoại bào. Kết luận: Laser công suất thấp (780nm, liều 3 J/cm2) làm tăng quá trình liền vết thương trên mô hình thỏ thực nghiệm, kích thích tăng sinh mạch máu và tăng sinh nguyên bào sợi tổng hợp collagen.301

Evaluation of immunohistochemical morphological characteristics and tissue ultrastructural at the experimental wound site after low-power laser irradiation (780nm, dose 3J/cm2). Subjects and methods: Prospective study on 30 rabbits, each rabbit created two full thickness 2R = 4cm wounds on both sides of the back: Wound A (treated with LLLT, 780nm, 3 J/cm2 with 72s irradiation time, 1 time per day); Wound B (control: no laser). Wounds are bandaged and laser irradiated once a day according to the procedure until the lesion is completely epithelialized. Wound biopsies were taken: Before treatment (D0), after 7 days (D7), and after 14 days (D14) of treatment. Results: Immunohistochemical images at D7, D14 showed that the low-level laser therapy area appeared more vascular endothelial cells (+) with CD34 and more fibroblasts, vascular smooth muscle cells (+) SMA when compared to the control side. On the transmitted ultrastructural image (TEM) at D7, the low-level laser therapy area showed less tissue damage than the control side and there was tissue regeneration. Up to D14, the tissue regeneration rate in the low-level laser therapy area is stronger than in the non-irradiated area, increasing the activity of fibroblast organelles (mitochondrial, granular endoplasmic reticulum) and increasing collagen secretion into the extracellular matrix. Conclusions: Low-level laser therapy (780nm, dose 3 J/cm2) accelerates the wound healing process in experimental rabbit models, stimulates vascular proliferation, and increases collagen synthesis in fibroblasts.

TTKHCNQG, CVv 156