



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Hệ hô hấp và các bệnh liên quan
BB
Lưu Văn Thái, Nguyễn Đức Tuấn(1), Nguyễn Thị Ngọc Lan
Đặc điểm nồng độ vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Characteristics of serum vitamin d concentrations in patients with some respiratory diseases at Hanoi Medical University Hospital
Y học cộng đồng
2023
10
100-107
2354-0613
Khảo sát đặc điểm nồng độ vitamin D huyết thanh trên nhóm bệnh nhân viêm phổi do mắc virus SARS-CoV-2 và một số bệnh lý hô hấp khác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 196 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) bao gồm 37 ĐTNC viêm phổi do mắc virus SARS-CoV-2, 35 ĐTNC mắc viêm phế quản, viêm phổi (VPQ/VP) do các tác nhân khác, 65 ĐTNC mắc hen, 15 ĐTNC mắc COPD. Kết quả: Tỷ lệ ĐTNC có tình trạng thiếu vitamin D nặng (dưới 20 ng/mL) của các nhóm trên lần lượt là 81,08%, 28,10%, 38,40%, 33,30%. Nồng độ vitamin D ở nhóm bệnh nhân viêm phổi do mắc virus SARS-CoV-2 thấp hơn so với các nhóm còn lại, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê p<0,01. Tỷ lệ ĐTNC có tình trạng thiếu vitamin D rất nặng (dưới 10 ng/mL) ở nhóm bệnh nhân viêm phổi do mắc virus SARS-CoV-2 lên tới 37,80%. Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân viêm phổi do mắc virus SARS-CoV-2 có tiền sử bệnh lý đái tháo đường (ĐTĐ) có nồng độ vitamin D trung bình thấp hơn so với nhóm không mắc ĐTĐ (9,24 ± 3,47 ng/mL và 14,63 ± 7,45 ng/mL, p=0,004), tỷ lệ ĐTNC có nồng độ vitamin D dưới 10 ng/mL của 2 nhóm trên lần lượt là 58,30% và 28,00%, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê p<0,05. Kết luận: Trong nhóm các bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội có tỷ lệ thiếu hụt vitamin D cao, trong đó nhóm bệnh nhân viêm phổi do mắc virus SARS-CoV-2 có tỷ lệ thiếu hụt vitamin D cao nhất.
This study aims to survey of serum vitamin D concentration in a group of patients with SARS-CoV-2 infection and some other respiratory diseases at the Hospital of Hanoi Medical University. Subject and method: A cross-sectional descriptive study was conducted on 196 study subjects, including 37 pneumonia patients with SARS-CoV-2 infection, 35 study subjects with bronchitis and pneumonia, 65 study subjects with asthma, 15 study subjects with COPD. Results: The proportion of study subjects with severe vitamin D deficiency (below 20 ng/mL) in these groups were 81,08%, 28,10%, 38,40%, 33,30%. The vitamin D concentration in the pneumonia patients with SARS-CoV-2 infection group was lower compared to the other groups, the difference is statistically significant p<0,01. The proportion of study subjects with very severe vitamin D deficiency (below 10 ng/mL) in the COVID-19 group was as high as 37,80%. Additionally, the pneumonia patients with SARS-CoV-2 infection group with a history of diabetes had a lower average vitamin D concentration compared to the group without underlying diabetes (9,24 ± 3,47 ng/mL and 14,63 ± 7,45 ng/mL, p=0,004), the proportion of study subjects with a vitamin D concentration below 10 ng/mL in these two groups were 58,30% and 28,00% respectively, the difference is statistically significant p<0,05. Conclusion: In the group of patients with respiratory diseases at the Hospital of Hanoi Medical University, there was a high prevalence of vitamin D deficiency, in which the group of pneumonia patients with SARS-CoV-2 infection had the highest rate of vitamin D deficiency.
TTKHCNQG, CVv 417