Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,967,735
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học y, dược

BB

Chu Thị Thanh Hương, Nguyễn Kim Hải, Nguyễn Văn Giáp(2), Trương Hà Thái(1)

Thực trạng bệnh viêm đường hô hấp mạn tính (Chronic respiratory disease - CRD) trên các đàn gà công nghiệp nuôi hướng thịt tại một số huyện thuộc Thành phố Hải Phòng

Situation of the chronic respiratory disease (CRD) on the broiler chicken flocks raised in households in several districts of Hai Phong city

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

2024

5

29

Tổng số 251 đàn gà công nghiệp nuôi tại 53 hộ chăn nuôi thuộc một số huyện của thành phố Hải Phòng đã được theo dõi, điều tra bệnh CRD từ 6/2017 – 9/2018. Kết quả điều tra dịch tễ kết hợp chẩn đoán bệnh qua triệu chứng, bệnh tích và xác định bệnh bằng kỹ thuật PCR cho thấy, bệnh CRD xuất hiện ở 208/251 (82,9%) đàn thuộc ba giống gà được nuôi theo mô hình chuồng khác nhau ở tất cả các hộ chăn nuôi. Giống gà Ross 308 có tỷ lệ đàn mắc bệnh cao nhất (86,9%), tiếp đến là mix CP (74,5%) và cuối cùng là giống ri lai (65,7%). Giống gà Ross 308 có thời điểm mắc bệnh sớm nhất, từ tuần tuổi thứ 3 - 4 và tăng cao vào các tuần 5 - 6; giống gà mix CP có thời điểm mắc muộn hơn, từ tuần thứ 5 - 6 và tăng cao nhất vào tuần 7 - 8. Gà nuôi theo mô hình chuồng kín có tỷ lệ đàn mắc bệnh cao hơn so với nuôi theo mô hình bán kín (P < 0,05). Gà mắc CRD có biểu hiện đặc trưng là thở nhanh, thở khó, ho, tiết dịch mũi và thể trạng gầy. Bệnh tích quan sát được là khí quản và phổi có xuất huyết, nhiều tổn thương đại thể như viêm xoang, viêm kết mạc, viêm khí quản có chất nhầy màu vàng trong khí quản, túi khí dày đục chứa casein, xoang màng ngoài tim chứa nước. Để hạn chế bệnh, người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, dựa vào đặc điểm dịch tễ dự đoán thời điểm phát bệnh từ đó có biện pháp điều trị dự phòng, cần có thời gian để trống chuồng phù hợp sau mỗi lứa nuôi để hạn chế lây nhiễm bệnh

A total of 251 broiler chicken flocks raised in 53 households in several districts of Hai Phong city were investigated for the CRD from 6/2017 to 9/2018. The results of epidemiological investigation combined with diagnosis through symptoms, lesions and disease identification by PCR technique showed that CRD appeared in 208/251 (82.9%) flocks of three chicken breeds raised in different raising house models in all households. There were 86.9% of the Ross 308 breed flocks infected with CRD, followed by the mix CP and ri hybird breed flocks with the infection rate was 74.5% and 65.7%, respectively. The CRD occurred in the ross 308 breed earliest from the 3 - 4 weeks old and the highest incidence in the 5 - 6 weeks old; the mix CP breed infected with CRD latter, starting from the 5 - 6 weeks old and the highest incidence was at the 7 - 8 weeks old. The chicken flocks raised in the closed-raising house model had a higher incidence in comparison with the chicken flocks raised in the semi-closed raising house model (P<0.05). The typical symptoms of the CRD chickens were rapid breathing, difficult breathing, cough, nasal secretions and thin body condition. The observed lesions included bleeding in the trachea and lungs, many gross lesions such as: sinusitis, conjunctivitis, tracheitis with yellow mucus in the trachea, thick air sacs containing casein, and pericardial sinuses containing water. In order to limit the occurence of disease, farmers need to perform good hygiene and disease prevention, predict the disease outbreak times to take prevention, and it is necessary to have appropriate time to empty the cage after each litter to limit disease transmission.

  • [1] Yadav, J. P.; Tomar, P.; Singh, Y.; Khurana, S. K. (2021), Insights on M. gallisepticum and M. synoviae infection in poultry,Animal Biotechnology
  • [2] Trương Hà Thái; Nguyễn Ngọc Đức; Nguyễn Văn Giáp; Chu Thị Thanh Hương (2009), Xác định tỷ lệ nhiễm M. gallisepticum ở 2 giống gà công nghiệp,Tạp chí Khoa học và phát triển
  • [3] Singh, N.; Shukla, S.; Sharma, V. (2016), Detection of Anti-M. gallisepticum antibodies in chickens by ELISA,Journal of Animal Research
  • [4] Shimizu, T.; Nagatomo, H.; Nagahama, K. (1990), Survival of several mycoplasma species under various conditions,Zentralblatt für Bakteriologie Suppl
  • [5] Sarmah, R.; Biswajit, D.; Chambal, K.; et al. (2022), Seroprevalence of Mycoplasma infection in broiler population,Int. J. of Bioresource and Stress Management
  • [6] Qasem, J. A.; Al-Mouqati, S. A.; Al-Ali, E. M.; Ben-Haji, A. (2015), Molecular and serological methods for detection of M. gallisepticum,Pakistan J. Biol. Sci
  • [7] Rajkumar, S.; Reddy, M. R.; Somvanshi, R. (2018), Molecular and seroprevalence of Mycoplasma gallisepticum and M. synoviae,Indian Journal of Animal Research
  • [8] Rajkumar, S.; Reddy, M. R.; Somvanshi, R. (2017), Molecular detection and pathology of CRD in chicken,Indian Journal of Veterinary Pathology
  • [9] OIE (2019), Avian mycoplasmosis (M. gallisepticum, M. synoviae),World Organization for Animal Health
  • [10] OIE (2004), Avian mycoplasmosis – manual of diagnostic tests and vaccines,World Organization for Animal Health
  • [11] Nguyễn Bá Tiếp; Lê Thị Tới; Phạm Văn Quyền (2016), Lưu hành kháng thể và bệnh tích liên quan đến Mycoplasma gallisepticum,Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
  • [12] Nguyễn Bá Hiên; Huỳnh Thị Mỹ Lệ; Đặng Hữu Anh; Tạ Thị Kim Chung (2012), Một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm đường hô hấp mạn tính ở gà bản địa,Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
  • [13] Muhammad, F. Q.; Quratulain; Sandhya, A. (2020), Current Status of Mycoplasma gallisepticum in chickens and associated risk factors in Pakistan,Acta Scientific Microbiology
  • [14] Marois, C.; Dufour-Gesbert, F.; Kempf, I. (2002), Polymerase chain reaction for detection of Mycoplasma gallisepticum in environmental samples,Avian Pathol
  • [15] Manimaran, K.; Mishra, A.; Hemalatha, S.; et al. (2019), Detection of Mycoplasma gallisepticum infection in chickens f-rom Tamil Nadu, India,Indian J. Anim. Res
  • [16] Kleven, S. H. (2008), Control of avian Mycoplasma infections in commercial poultry,Avian Diseases
  • [17] Jafar, N. A.; Noomi, B. S. (2019), Detection of Mycoplasma gallisepticum and Mycoplasma synoviae using cultural and PCR techniques,Iraqi J. Vet. Sci
  • [18] Islam, A.; Aslam, A.; Chaudhry, Z. I.; et al. (2011), Pathology of Mycoplasma gallisepticum in naturally infected broilers,Int. J. Agric. Biol
  • [19] García, M.; Ikuta, N.; Levisohn, S.; Kleven, S. H. (2005), Evaluation and comparison of various PCR methods for detection of Mycoplasma gallisepticum,Avian Diseases
  • [20] Feizi, A.; Khakpour, M.; Nikpiran, H.; et al. (2013), Study on clinical signs and gross lesions of Mycoplasma gallisepticum,Euro. J. Exper. Bio
  • [21] Fathy, M.; El-safty, M. M.; El-Jakee, J. K.; et al. (2017), Study the effect of Mycoplasma contamination on eggs used in virus titration,Asian J. Pharm. Clin. Res
  • [22] Chandhar, P. I.; Swamy, M.; Verma, Y.; Dubey, A. (2018), Prevalence and pathology of chronic respiratory disease in broilers,Asian J. Sci. Technol
  • [23] Chaidez-Ibarra, M. A.; Velazquez, D. Z.; et al. (2022), Pooled molecular occurrence of Mycoplasma gallisepticum and Mycoplasma synoviae,Transbound. Emerg. Dis
  • [24] Basit, Md. Sh.; Al Mamun, M.; Rahman, Md. M.; et al. (2021), Isolation and molecular detection of Mycoplasma gallisepticum,World Vet. J
  • [25] Abbas, N.; Suleman, M.; Khan, N. A.; et al. (2018), Prevalence of Mycoplasma gallisepticum in poultry and wildlife birds,Pakistan J. Zool