Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,512,583
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Tài nguyên rừng

Phạm Hồng Lượng, Trần Quang Bảo, Đoàn Hoài Nam, Bùi Thị Minh Nguyệt(1)

Cơ chế tài chính bền vững cho phát triển hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam

Sustainable financial mechanism for development of special-use forests in Vietnam

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2023

4

127-136

1859-3828

Hiện nay, cả nước đã thành lập được 167 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.303.961 ha thuộc 54/63 tı̉nh, thành phố. Các ban quản lý rừng đặc dụng đã và đang triển khai cơ chế tự chủ tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như: (i) Hạn chế về ngân sách Nhà nước cho các hoạt động chuyên môn; (ii) Khó huy động, thu hút nguồn đầu tư ngoài ngân sách; (iii) Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn nhiều vướng mắc. Trong bối cảnh tình hình mới, cũng có nhiều cơ hội phát triển: (i) Khuôn khổ pháp luật ngày càng hoàn thiện; (ii) Nhận thức chung về bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng ngày càng được quan tâm; (iii) Ngày càng có nhiều cam kết, sáng kiến tài chính mới. Để thúc đẩy việc thực hiện cơ chế tài chính bền vững đối với hệ thống rừng đặc dụng, các khuyến nghị, đề xuất tập trung vào: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính bền vững; (2) Thúc đẩy xã hội hoá (hợp tác công tư) và thu hút đầu tư của khu vực tư nhân; (3) Tăng cường khả năng tiếp cận với các sáng kiến tài chính mới; (4) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua các chương
trình, dự án liên quan.

Currently, 167 special-use forests have been established with a total area of 2,303,961 ha in 54/63 provinces and cities. The special-use forest management boards have been and are implementing financial autonomy mechanisms to improve operational efficiency. However, there are still many difficulties and challenges such as (i) Limited state budget for professional activities; (ii) Difficulties in mobilizing and attracting non-budget investment; (iii) The implementation of the financial autonomy mechanism has many obstacles. On the other hand, under the new situation, there are also many opportunities for the development of financial autonomy mechanisms, which are: (i) The legal framework is increasingly improved; (ii) General awareness of biodiversity conservation and promoting the multi-use value of forest ecosystems are increasingly concerned; (iii) There are more and more commitments and new financial initiatives. In order to promote the implementation of a sustainable financial mechanism for the special-use forest system, the recommendations and proposals focus on: (1) Complete sustainable financial mechanisms and policies; (2) Promoting socialization (public-private partnership) and attracting private sector investment. (3) Increasing access to new financial initiatives. (4) Expanding international cooperation through related programs
and projects.

TTKHCNQG, CVv 421