Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,092,823
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nuôi trồng thuỷ sản

Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Hùng Hải, Vũ Ngọc Út(1), Huỳnh Trường Giang

Ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2 lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthamus)

Effects of bacteria Bacillus CM3.1 and Lactobacillus TV3.2 on water quality and growth of striped catfish (Pangasianodon hypophthamus)

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2022

4

185-192

1859-2333

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng lợi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2 lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra Pangasianodon hypophthamus. Hệ thống thí nghiệm gồm 12 bể composite chứa 400 L nước ngọt, cá tra (khối lượng ban đầu 0,46±0,01 g) được bố trí mật độ 150 con/bể và theo dõi trong 30 ngày. Nghiên cứu được thực hiện với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần: đối chứng (NT1), không có bổ sung khuẩn; bổ sung khuẩn Lactobacillus TV3.2 trong thức ăn (NT2); bổ sung khuẩn Bacillus CM3.1 trong nước (NT3) và bổ sung kết hợp cả hai chủng khuẩn (NT4). Kết quả cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung khuẩn hàm lượng TAN tăng, trong khi N-NO2 - và COD giảm đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Các thông số tăng trưởng bao gồm tăng trọng, tốc độ tăng trọng tuyệt đối, tốc độ tăng trọng tương đối, sinh khối và tỉ lệ sống của cá tra cải thiện đáng kể khi bổ sung các chủng lợi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2, đặc biệt là nhóm nghiệm thức bổ sung kết hợp. Như vậy, lợi khuẩn Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2 có tiềm năng phát triển probiotic ứng dụng trong nuôi cá tra thâm canh.

The study aimed to evaluate the effects of Bacillus strain CM3.1 and Lactobacillus strain TV3.2 on water quality and growth performance of striped catfish Pangasianodon hypophthamus. The trial consisted of 12 composite tanks containing 400 L of freshwater. Fish (initial weight of 0.46±0.01 g) were stocked at a density of 150 fish per tank and monitored for 30 days. The study was designed in four treatments, each in three replicates: (1) control (without bacteria); (2) oral administration of Lactobacillus TV3.2; (3) administration of Bacillus CM3.1 in the rearing water, and (4) combination between group (2) and (3). The results showed that an increasing concentration of TAN in bacteria-administrated groups was recorded, whereas N-NO2 - và COD concentration decreased significantly in these groups compared to in control group. Growth performance parameters including weight gain, daily weight gain, specific growth rate, biomass and survival rate were considerably improved in fish administrated with Bacillus CM3.1 and Lactobacillus TV3.2, especially in combination group. Hence, Bacillus CM3.1 and Lactobacillus TV3.2 have a great potential as probiotic using in intensive catfish farming.

TTKHCNQG, CVv 403