Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,095,384
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Vi sinh vật học

Phạm Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Thanh Phương(1), Vũ Ngọc Út(2), Nguyễn Hoàng Nhật Uyên, Vũ Hùng Hải

Biến động mật độ Bacillus, Lactobacillus và Vibrio trong bùn ở tuyến sông Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng

Fluctuations of Bacillus, Lactobacillus and Vibrio density in mud in the My Thanh river, Soc Trang province

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2020

1B

177-186

1859-2333

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu biến động mật độ Bacillus, Lactobacillus và Vibrio trong bùn ở tuyến sông Mỹ Thanh đầu nguồn (Nhu Gia) giữa nguồn (Mỹ Thanh 1) và cuối nguồn (Mỹ Thanh 2). Mẫu được thu mỗi tháng một lần từ tháng 7/2017 đến 6/2018 vào lúc nước ròng. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy, mật độ tổng vi khuẩn cao nhất ở Nhu Gia (5,3×104 CFU/g) thấp nhất ở Mỹ Thanh 2 (5,3×104 CFU/g) và có xu hướng giảm từ tháng 1 đến tháng 6. Mật độ Bacillus và Lactobacillus cao nhất ở Nhu Gia, tiếp đến Mỹ Thanh 1 và thấp nhất là ở Mỹ Thanh 2. Bacillus ổn định qua các tháng trong năm ở cả 3 điểm thu mẫu, nhưng mật độ giảm khi độ mặn tăng. Ở Mỹ Thanh 2 luôn thấp hơn và thấp nhất vào tháng 5 (8,3×103 CFU/g) trong khi đó ở Nhu Gia đạt cao nhất (1,9×106 CFU/g). Lactobacillus biến động thấp nhất (3,4×102 CFU/g) vào tháng 6 và cao nhất (2,7×105 CFU/ml) vào tháng 2. Mật độ tổng vi khuẩn Vibrio spp. ở cửa sông Mỹ Thanh 2 luôn cao hơn 2 điểm còn lại trong suốt quá trình thu mẫu và cao nhất (2,6×105 CFU/g) vào tháng 4. Vibrio có khuynh hướng tăng theo độ mặn và vượt quá 103 CFU/g. V. harveyi, V. parahaemolyticus có khuynh hướng biến động tương tự Vibrio.

The study was conducted to investigate the variation of density and composition of bacteria in mud in My Thanh river including the upper part (Nhu Gia), middle part (My Thanh 1), and lower part (My Thanh 2). Mud samples were collected once a month from July 2017 to June 2018 at low tide. Bacteria density was determined by plate counting. The results indicated that the total bacterial population was at its peak in Nhu Gia (5,3×104 CFU/g), and at the lowest in My Thanh 2 (5,3×104 CFU/g), and it tended to decrease from January to June. Bacillus and Lactobacillus density was high in Nhu Gia and low in My Thanh 2. Bacillus density was stable throughout the months of the year at all 3 sampling sites, but the density decreased when salinity increased. In My Thanh 2, Bacillus density was proved significantly lower than in Nhu Gia; specifically, in May (8.3 × 103 CFU/g) in My Thanh 2 versus (1,9 × 106 CFU/g) in Nhu Gia. Lactobacillus had the lowest density (3.4 × 102 CFU/g) in June and the highest (2.7 × 105 CFU/mL) in February. Besides, the total Vibrio density tended to increase with the rise of salinity during the year and exceeded 103CFU/g in My Thanh 2. The density of V. harveyi, V. parahaemolyticus in My Thanh 2 and My Thanh 1 was higher than Nhu Gia’s. The higher the salinity, the greater the concentration of Vibrio, V. harvey and V. parahaemolyticus and it may lead to risk for animals.

TTKHCNQG, CVv 403