Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,213,094
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Điều trị tích cực và hồi sức cấp cứu

Nguyễn Như Lâm(1), Ngô Tuấn Hưng

Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân bỏng rất nặng

Characteristics and factors affecting the outcomes of massive burn patients

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2022

2

189-192

1859-1868

Đánh giá đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân bỏng rất nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 519 bệnh nhân (BN) bỏng ≥ 50% diện tích cơ thể (DTCT) điều trị tại bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 1/1/2016 - 31/12/2020. BN được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị. Kết quả: Bệnh nhân bỏng rất nặng gặp chủ yếu ở người trưởng thành (88,25%); phần lớn ở nam giới (79,58%); đa số sống ở vùng nông thôn (70,33%). Tác nhân bỏng chủ yếu là nhiệt khô (76,69%); bỏng hô hấp chiếm 34,1%. Tỷ lệ tử vong là 47,21%. Sự gia tăng tuổi, không có bảo hiểm y tế, gia tăng diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và thở máy có mối liên quan độc lập với tử vong (p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng rất nặng còn rất cao. Sự gia tăng tuổi, không có bảo hiểm y tế, gia tăng diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và thở máy có mối liên quan độc lập với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng rất nặng.

This study investigates the characteristics and factors affecting the treatment results of massive burn patients. Subjects and methods: Retrospective study on 591 burn patients ≥ 50% total burn surface area (TBSA) treated at the National Burns Hospital from 1/1/2017 to 31/12/ 2020. Patients were divided into two groups of survival and death, and were compared in terms of the characteristics, manifestation and outcome. Results: The massive burn patients was found mainly in adults (88.25%); mostly in men (79.58%); the majority lived in rural areas (70.33%). The main cause of burns was dry heat (76.69%); Inhalation injury accounted for 34.1%. Mortality rate was 47.21%. Multivariate analysis showed that the increased age, no health insurance, climbed burn extent and deep burn area, inhalation injury and mechanical ventilation were independently associated with mortality (p < 0,05). Conclusion: The mortality rate in massive burn patients was still very high. The increased age, no health insurance, climbed burn extent and deep burn area, inhalation injury and mechanical ventilation were independently associated with mortality in massive burn patients.

TTKHCNQG, CVv 46