Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,040,297
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học y, dược

BB

Chu Thị Thanh Hương, Đinh Thị Diệp Anh, Trương Lan Oanh, Trương Hà Thái

Một số đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trên vịt nuôi tại các trang trại thuộc huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc

Some characteristics of pasteurellosis in the duck flocks raised at the households in Tam Duong district, Vinh Phuc province

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

2024

1

37

Kết quả theo dõi bệnh tụ huyết trùng ở vịt trong thời gian từ tháng 9/2019 - 12/2019, ở các hộ chăn nuôi cho thấy tỷ lệ vịt mắc bệnh này chiếm 4,6% - 7,9% và tỷ lệ tử vong chiếm 43,5% - 62,5%. Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là hiện tượng vịt trong đàn chết đột ngột; những vịt bệnh có các biểu hiện sốt, tần số hô hấp tăng, bỏ ăn hoặc ăn ít, nằm một chỗ, lờ đờ, đi lại khó khăn, xù lông, đầu rúc sâu vào cánh, uống nước nhiều, tiêu chảy phân trắng xanh có nhớt hoặc dịch nhày, lông vùng hậu môn ướt, bẩn, bết phân, miệng và mũi chảy dịch lẫn máu. Bệnh tích đại thể bao gồm xuất huyết mỡ vành tim, xoang bao tim tích nước, phổi tụ huyết, gan sưng, hoại tử, lách sưng to, túi khí mờ đục có bã đậu, thận sưng, trực tràng xuất huyết. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh cho thấy 100% các chủng P. multocida phân lập được mẫn cảm với enrofloxacin, levofloxacin, norfloxacin và ceftazidime; đề kháng cao với tetracycline (70,6%), doxycycline (58,8%), ampicillin (47,1%), streptomycin (41,2%), amoxicillin/clavulanic acid (35,3%), kháng gentamicin và kanamycin với tỷ lệ lần lượt là 17,6% và 23,5%. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ đặc điểm dịch tễ và đặc tính của các chủng vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng ở vịt tại Việt Nam.

This study was carried out from September to December, 2019 in the duck floks raised at households, the studied result showed that the infection rate of duck ranged from 4.6% to 7.9%, and the mortality rate ranged from 43.5% to 62.5%. The first manifestation of the disease was the ducks suddenly died in the flocks. The clinical signs were fever, increased respiratory rate, depression, anorexia, ruffled feathers, head tucked into the wings, difficulty walking, drink lots of water, diarrhea, dirty of feathers around anus and mucous discharge from the mouth and nostrils. The gross lesions included: amount of peritoneal and pericardial fluids increasing; petechial and ecchymotic hemorrhages were common, such as: hemorrhages in the coronary band of heart, hemorrhages in the air sac membranes adjacent to lungs, the liver was swollen accompanied with multiple, small, necrotic foci, intestinal lumen revealed thickened yellowish necrotic mucous membrane and there were ecchymosis hemorrhages at the ileocecal junction. The results of the antibiotic test showed that, 100% of the P. multocida strains were susceptible with enrofloxacin, levofloxacin, norfloxacin and ceftazidime; however, the strains showed the high resistance rates to tetracycline (70.6%), doxycycline (58.8%), ampicillin (47.1%), streptomycin (41.2%), amoxicillin/clavulanic acid (35.3%), resistant rate of the strains with gentamicin and kanamycin was 17.6% and 23.5%, respectively. Therefore, further studies are needed to conduct for better understanding the characteristics of this disease and the pathogenic strains in Viet Nam.