Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,962,216
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

Trịnh Ngọc Hiệp, Trần Đức Bình, Sỹ Danh Thường(2), Bùi Hồng Quang(1)

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai

Diversity of medicinal plant in Kon Chu Rang nature reserve, Gia Lai province

Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2019

1

15-20

1859-2171

Qua các chuyến điều tra nghiên cứu thực vật từ năm 2017-2018 tại Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kon Chư Răng, chúng tôi đã xác định được 357 loài có giá trị làm thuốc, thuộc 290 chi, 111 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Bên cạnh đó, đã xác định được 10 họ và 12 chi có số lượng loài làm thuốc nhiều nhất; phân loại được các loài cây thuốc theo 13 nhóm chữa bệnh, trong đó số loài cây thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (với 161 loài, chiếm 45,1%), số loài cây thuốc chữa các bệnh về trẻ em chiếm tỷ lệ thấp nhất (với 20 loài, chiếm 5,6%); có 9 bộ phận được sử dụng làm thuốc, trong đó nhiều nhất là rễ với 135 loài, ít nhất là nhựa và tinh dầu, có 5 loài; có 26 loài cây thuốc quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), danh lục IUCN (2016) và nghị định 32/2006.

During the studying plant from 2017-2018 in Kon Chu Rang Nature Reserve, we have identified 357 medicinal species belong to 290 genera, 111 families, 4 divisio of vascular plants that is Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta. Besides, we have determined 10 familes, 12 genera with the highest number of medicinal plant; classified medicinal plants according to 13 group disease, therein gastrointestinal disease with the highest (161 species), at least the children's disease group with 20 species; 9 parts of plant using medicine, therein roots have used with the highest species (135 species), at least resin and essential oils (5 species); 26 rare species according to Vietnam red list, IUCN 2016 and Decree 32/2006.

TTKHCNQG, CTv 178

  • [1] Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,
  • [2] (2016), Guidelines for using the IUCN red list categories and criteria,https://www.iucnredlist.org/photos/2016
  • [3] Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam,
  • [4] Gary J. Martin (2002), Thực vật dân tộc học,
  • [5] Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam,
  • [6] Võ Văn Chi (2002), Từ điển cây thuốc Việt Nam,
  • [7] (2006), Nghị định 32 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm,
  • [8] (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần II. Thực vật,
  • [9] Đỗ Huy Bích; Đặng Quang Chung; Bùi Xuân Chương; Nguyễn Thượng Dong; Đỗ Trung Đàm; Phạm Văn Hiển; Vũ Ngọc Lộ; Phạm Duy Mai; Phạm Kim Mãn; Đoàn Thị Nhu; Nguyễn Tập; Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập 1, tr. 381-382, tập 2, tr. 220-222, 1028,
  • [10] Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003; 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 2 - 3,
  • [11] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín (Magnoliophyta, Angiospemae) ở Việt Nam,