Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,932,717
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kỹ thuật hoá dược

Phạm Thế Hải, Nguyễn Hải Nam(1), Lê Thị Thu Hường

Sàng lọc in silico, thiết kế phân tử và tổng hợp các hợp chất hóa học có tác dụng ức chế enzym histon deacetylase (HDAC)

In silico screening, design and synthesis of novel inhibitors against histone deacetylase (HDAC)

TC Khoa học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

2018

01

20-28

2615-9309

Nghiên cứu thuốc điều trị ung thư mới hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thế giới. Một trong số các mục tiêu phân tử đáng chú ý là enzym Histon Deacetylase (HDAC). Hiện nay, khoa học máy tính ngày càng được sử dụng rộng rãi trong tìm kiếm và phát triển thuốc mới. Trong nghiên cứu này, các công cụ máy tính, bao gồm các mô hình liên quan định lượng cấu trúctác dụng (QSAR) và phương pháp mô phỏng phân tử docking đã được sử dụng để thiết kế và sàng lọc nhằm tìm kiếm các hợp chất hoá học mới, có hoạt tính ức chế mạnh enzyme HDAC2, có tiềm năng để phát triển thành thuốc chống ung thư. Kết quả quan trọng nhất của đề tài là đã sàng lọc tìm được 3 nhóm cấu trúc mới, chưa từng được nghiên cứu tác dụng trên đích HDAC cũng như tác dụng kháng ung thư. Trong đó hợp chất acid ibandronic này ức chế 50% hoạt tính của enzym HDAC chiết từ tế bào ung thư vú ở nồng độ 15 μM và có độc tính tế bào mạnh ở mức nồng độ <50 μM trên 3 dòng tế bào ung thư (vú, tiền liệt tuyến và phổi). Ứng dụng phương pháp thiết kế cấu trúc phân mảnh ISIDA, 6 dãy dẫn chất của acid hydroxamic mới được thiết kế. Trong đó hợp chất tích hợp nhân oxoindolin được lựa chọn để tổng hợp và thử hoạt tính ức chế HDAC2. Kết quả cho thấy 3 hợp chất được tổng hợp có hoạt tính ức chế enzym IC50 từ 1,70-6,24 μM. Đặc biệt hợp chất 4a có hoạt tính mạnh tương đương với một thuốc ức chế HDAC mạnh hiện đang lưu hành trên thị trường là Vorinostat (SAHA). Nghiên cứu đặc điểm lý hoá cũng như mô phỏng phân tử cho thấy các hợp chất này có đặc điểm giống thuốc phù hợp cho nghiên cứu sâu hơn nhằm phát triển thành thuốc chống ung thư mới trong tương lai.

Finding a new treatment for cancer is one of the most interested fields for pharmaceutical research worldwide. As a member of HDAC class I, histone deacetylase 2 (HDAC2) appears to be an important druggable target. Today, computer-aided drug design is increasingly used in the drug discovery and development processes. In this study, computational methods, including Quantitative Structure-Activity Relationship and Molecular Docking approaches, have been explored for virtual screening as well as rational design of potential inhibitors of HDAC enzymes. The main results included the identification of 3 novel structure scaffolds, which had never been studied in anti- HDAC or anticancer activities. In particular, ibandronic acid showed very good half-maximal inhibitory concentration against HDAC extracted f-rom MCF-7 cell line (IC50 of 15 μM) and citotoxicity of < 50 μM against three cancer cell lines (MCF-7, LNCaP, and SK-LU-1). On the other hand, six novel series of HDAC2 inhibitors were rationally designed using molecular descriptors derived f-rom ISIDA fragmentor methodology. A series of novel hydroxamates incorporating oxoindoline aromatic system was synthesized and evaluated in the inhibitory activity against HDAC2 enzyme. The results showed that three synthesized compounds (4a-c) exhibited very good inhibitory potency, with IC50 ranged f-rom 1.70-6.24 μM; notably, compound 4a displayed similar potency to that of Vorinostat (SAHA), a commercial drug currently used in the management of cutaneous T cell lymphoma. Physicochemical and molecular simulation profiling assays suggested that this compound was drug-like and suitable for further study towards developing it into new anti-cancer drug.

TTKHCNQG, CTv 182

  • [1] N.T.T. Hoài and P.T.T.Q. Chiến, (2008), Thuật giải di truyền và ứng dụng,Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6 (2008) 266.
  • [2] V. Consonni and D. Ballabio (2009), Comments on the definition of the Q2 parameter for QSAR validation,Journal of Chemical Information and Modeling 49 (2009) 1669
  • [3] A. Varnek, et al., (2008), ISIDA - Platform for Virtual Screening Based on Fragment and Pharmacophoric Descriptors,Current ComputerAided Drug Design 4 (2008) 191
  • [4] N. Weidner, et al. (1984), Sulfasalazine in treatment of collagenous colitis. Case report and review of the literature,American Journal of Medicine 77 (1984) 162
  • [5] L. Y. McGirt, et al. (2006), Successful treatment of recalcitrant chronic idiopathic urticaria with sulfasalazine,Archives of Dermatology 142 (2006) 1337
  • [6] H. B. Sittig (2012), Pathogenesis and bisphosphonate treatment of skeletal events and bone pain in metastatic cancer: focus on ibandronate,Onkologie 35 (2012) 380
  • [7] F. Bauss. (2006), Ibandronate: the first once-monthly oral bisphosphonate for treatment of postmenopausal osteoporosis,Therapeutics and Clinical Risk Management 2 (2006) 3
  • [8] D. Kirschner, et al. (1985), Method for detecting the 3- hydroxymyristic acid component of the endotoxins of gram-negative bacteria in compost samples,American Industrial Hygiene Association 46 (1985) 741
  • [9] H. Pham-The, H. Le-Thi-Thu (2018), Integrating Structure and Ligand-Based Approaches for Modelling the Histone Deacetylase inhibition activity of Hydroxamic Acid derivatives,Asian Journal of Pharmaceutical and Clinical Research 11 (2018) 199
  • [10] H. Pham-The, et al., (2017), Quantitative structure– activity relationship analysis and virtual screening studies for identifying HDAC2 inhibitors f-rom known HDAC bioactive chemical libraries,SAR and QSAR in Environmental Research 28 (2017) 199.
  • [11] C. Nicola, et al., (2015), Chapter One - Recent Advances in Cancer Therapeutics,Lawton G, Witty DR (eds) Progress in Medicinal Chemistry, vol 54. Elsevier, (2015) 1
  • [12] L. Zhang, et al. (2010), Strategies in developing promising histone deacetylase inhibitors,Medicinal Research Reviews 30 (2010) 585
  • [13] M. Claude (2005), Histone deacetylase inhibitors,European journal of medicinal chemistry 40 (2005) 1
  • [14] P. Bertrand, (2010), Inside HDAC with HDAC inhibitors,European journal of medicinal chemistry 45 (2010) 116
  • [15] S.Y. Roth, et al., (2001), Histone acetyltransferase,Annual review of biochemistry, 70 (2001) 81
  • [16] C. Avendaño, J.C. Menéndez. (2015), Chapter 13 - Drug Targeting in Anticancer Chemotherapy,Menéndez CAC (ed) Medicinal Chemistry of Anticancer Drugs (Second Edition). Elsevier, Boston, (2015) 595.