Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,955,937
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Các khoa học trái đất và môi trường liên quan

BB

Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh(1), Nguyễn Khắc Thành, Nguyễn Như Yến

10. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NHỰA TRONG SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

10. Current situation of plastic waste in household activities and proposed management solutions in Thanh Xuan district, Hanoi city

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường

2022

44

98-107

Nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nhựa trong sinh hoạt hộ gia đình tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, tháng 12/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số phát sinh chất thải nhựa tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trung bình là 0,124 kg/người/ngày. Trong đó, nhựa LDPE chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,16 %, tiếp theo là nhựa PP chiếm tỷ lệ 19,85 %, tiếp theo là nhựa PS chiếm tỷ lệ 16,48 % tiếp đến là nhựa HDPE chiếm tỷ lệ 14,28 %, kế tiếp là nhựa PVC chiếm tỷ lệ 9,36 %, sau đó là nhựa PET chiếm tỷ lệ 9,06 %, thấp nhất là các loại nhựa khác với 5,81 %. Người dân có nhận thức rõ ràng về tác hại của chất thải nhựa, tuy nhiên việc thay đổi thói quen hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa là một thách thức lớn đối với nhà quản lý. Nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu chất thải nhựa trong sinh hoạt hộ gia đình đó là giải pháp giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu, thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Luật bảo vệ môi trường 2020.

In order to assess the current situation of plastic waste generation in household activities in Thanh Xuan district, Hanoi city, thereby proposing appropriate management solution, from December 2021 to June 2022. Research results show that the average generation coefficient of plastic waste in Thanh Xuan district, Hanoi city is 0.124 kg/person/day. In which, LDPE plastic accounts for the highest proportion with 25.16 %, followed by PP plastic with 19.85 %, followed by PS plastic with 16.48 %, followed by HDPE plastic with 14.28 %, followed by PVC plastic with 9.36 %, then PET plastic with 9.06 %, the lowest was other plastics with 5.8 %. People have a clear awareness of the harmful effects of plastic waste, but changing the habitof limiting the use of plastic products is a big challenge for managers. The study also proposed solutions to reduce plastic waste in household activities, which are policy and legal solutions; Solutions for education, communication and community awareness raising in the study area