



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
10
Luật học
BB
Nguyễn Thị Hồng Hạnh(3)(1), Lưu Quang Hiệp, Đỗ Thị Tám(2), Nguyễn Văn Phơ, Nguyễn Thị Thảo
Đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện: trường hợp nghiên cứu tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Evaluate the results of implementing land use planning adjustments and districtlevel annual land use plans: A case study in Luc Ngan district, Bac Giang province
Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp
2024
2
135-145
1859-3828
Nghiên cứu đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QH, KHSDĐ) tại huyện Lục Ngạn. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là: Điều tra thứ cấp, điều tra sơ cấp, xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các chỉ tiêu sử dụng đất (SDĐ) nông nghiệp thực hiện đều đạt tỷ lệ khá cao so với QH, KHSDĐ được duyệt (102,76% năm 2020; 100,57% năm 2021 và 101,25% năm 2022. Kết quả thực hiện chỉ tiêu SDĐ phi nông nghiệp so với QH, KHSDĐ phê duyệt đạt lần lượt là 94,63% năm 2020; 98,07% năm 2021 và 96,97% năm 2022; Đất chưa sử dụng thực hiện thấp hơn so với QH, KHSDĐ được duyệt. Tỷ lệ thực hiện các công trình, dự án đạt ở mức trung bình 347/653 công trình, dự án (đạt 53,14%). Số lượng công trình chưa được thực hiện, chuyển tiếp sang năm sau còn khá cao, với 280/653 công trình, dự án (chiếm 42,88%); 26/653 công trình, dự án bị hủy bỏ trong giai đoạn nghiên cứu chiếm 3,98%. Việc thực hiện QH, KHSDĐ huyện Lục Ngạn được đánh giá thông qua ý kiến của cán bộ là khá tốt với 2/9 tiêu chí được đánh giá ở mức rất cao, 5/9 tiêu chí được đánh giá ở mức cao và 2/9 tiêu chí đánh giá ở mức trung bình. Để nâng cao hiệu quả thực hiện QH, KHSDĐ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, về vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải pháp tổ chức thực hiện.
The study aims to assess the results and propose solutions to improve the efficiency of the implementation of land use planning and land use plan (LUP) in the Luc Ngan district, Bac Giang province. The methods used in this study include secondary and primary data surveys, and data processing. The research results show that the majority of agricultural LU criteria have achieved relatively high percentages compared to the approved LUP (102.76 % in 2020; 100.57% in 2021 and 101.25% in 2022). As for non-agricultural LU criteria, the percentages achieved were 94.63 % in 2020, 98.07% in 2021, and 96.97% in 2022, but uneven across different types of land in this category, the implementation of unused land was lower than the approved LUP. The proportion of completed projects reached an average of 347 out of 653 projects (53.14%). The number of projects that were not completed and carried over to the next year remained relatively high, with 280 out of 653 projects (42.88%), and 26 out of 653 projects canceled during the research phase (3.98%). The implementation of LUP in Luc Ngan district was evaluated through the opinions of officials, with 2/9 criteria being rated at a very high/good level, 5/9 criteria at a high level and 2/9 criteria at a medium level. To enhance the effectiveness of implementing LUP, comprehensive solutions are required, including policy solutions, financial solutions, improvement in the quality of human resources and organizational solutions.
TTKHCNQG, CVv 421