Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,215,340
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Ung thư học và phát sinh ung thư

BB

Phạm Văn Thái, Phạm Cẩm Phương(1), Nguyễn Văn Sơn, Mai Trọng Khoa

Đặc điểm di căn hạch và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Bạch Mai

Lymph node metastasis characteristics and related factors in gastric cancer patients undergoing radical surgery at Bach Mai Hospital

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

1

189-193

1859-1868

Nhận xét tình trạng di căn hạch và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 104 bệnh nhân ung thư dạ dày đã được phẫu thuật triệt căn tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2023 đến 1/2024. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 104 bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy có 70 bệnh nhân là nam (67,3%), 34 bệnh nhân là nữ (32,7%), thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt nhóm trên 60 tuổi (chiếm 75%), với độ tuổi trung bình 64,9 ± 11,4. 100% bệnh nhân có mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến (100%). Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là cắt dạ dày bán phần (chiếm 87,5%) so với 12,5% bệnh nhân cắt dạ dày toàn bộ. Trong số 104 bệnh nhân, có 72 bệnh nhân có di căn hạch (chiếm 69,2%), trong đó giai đoạn N3 chiếm tỉ lệ cao nhất (29,7%). Trong số các bệnh nhân Tis, T1 thì không có bệnh nhân nào di căn hạch. Nhưng với nhóm T2, tỷ lệ di căn hạch là 11/17 (64,7%), với nhóm T3 là 19/26 (73,1%), với nhóm T4 là 9/11 (81,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Tỷ lệ di căn hạch ở nhóm biệt hóa kém là 45/53 bệnh nhân, chiếm 84,9%, cao hơn hẳn so với nhóm biệt hóa vừa (26/49 bệnh nhân, chiếm 53,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002. Kết luận: Tỉ lệ di căn hạch là 69,2% (72/104 bệnh nhân), trong đó N1 là 13,5%; N2 là 26,0%; N3 là 29,7%. Mức độ xâm lấn khối u, thể mô bệnh học, mức độ biệt hóa của tế bào là các yếu tố liên quan đến tình trạng di căn hạch. Mức độ xâm lấn càng sâu, độ biệt hóa tế bào càng kém thì tỷ lệ di căn hạch vùng càng cao.

To assess the lymph node metastasis status and associated factors in gastric cancer patients who underwent radical surgery at Bach Mai Hospital. Methods: A retrospective descriptive study was conducted on 104 gastric cancer patients who underwent radical surgery at Bach Mai Hospital from January 2023 to January 2024. Results: Among the 104 gastric cancer patients studied, 70 were male (67.3%) and 34 were female (32.7%), with the majority being middle-aged and particularly those over 60 years old (75%), with a mean age of 64.9 ± 11.4 years. Histopathologically, 100% of the patients had adenocarcinoma. Partial gastrectomy was the predominant surgical approach (87.5%) compared to total gastrectomy (12.5%). Lymph node metastasis was present in 72 patients (69.2%), with stage N3 having the highest prevalence (29.7%). None of the patients with Tis and T1 stages exhibited lymph node metastasis. However, lymph node metastasis rates for T2, T3, and T4 stages were 64.7% (11/17), 73.1% (19/26), and 81.8% (9/11), respectively, with a statistically significant difference (p=0.001). Among patients with poorly differentiated tumors, the lymph node metastasis rate was 84.9% (45/53), significantly higher than in moderately differentiated tumors (53.1%, 26/49) (p=0.002). Conclusion: The lymph node metastasis rate was 69.2% (72/104 patients), with N1 at 13.5%, N2 at 26.0%, and N3 at 29.7%. Tumor invasion depth, histopathological type, and cellular differentiation grade are factors associated with lymph node metastasis. Increased invasion depth and poorer cellular differentiation are associated with higher lymph node metastasis rates.

TTKHCNQG, CVv 46