Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,978,154
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tài nguyên rừng

Nguyễn Thị Hồng Hạnh(1), Bùi Mạnh Cường, Trương Đức Cảnh, Lê Đắc Trường, Nguyễn Quốc Hoàn

Một số đặc điểm cấu trúc và tính chất thể nền của rừng ngập mặn trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Some structural characteristics and soil properties of coastal mangrove forest planted in Giao Thuy district, Nam Dinh province

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

2021

01

128-137

1859-4581

Nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định, một số đặc điểm cấu trúc và tinh chất thể nền của rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata), thuần loài bần chua (Sonneratia caseolaris) và rừng hỗn giao trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã được đánh giá trên cơ sở xác định chiều cao, đường kính thân cày, mật độ cây và phàn tích 54 mẫu đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rừng trang, rừng bần chua và rừng hỗn giao có mật độ lần lượt là 8.533 ± 1.300 cây/ha, 1.600 ± 346 cây/ha và 7.733 ± 550 cảy/ha; đường kính thân lần lượt là 6,7 ± 1,1 cm, 23,5 ste 1,7 cm và 9,3 ± 6,1 cm; chiều cao cây lần lượt là 3,2 ± 0,6 m, 11,8 ± 1,1 m và 5,3 ± 0,9 m. Giữa các kiểu rừng trồng (thuần loài trang, bần chua và rừng hỗn giao), không có sự khác nhau đáng kể giữa các đặc điểm vật lý như Eh, pH hay thành phần cơ giới của đất. Trong đó Eh của đất ở cả 3 kiểu rừng nghiên cứu dao động trong khoảng -108,2 đến - 97,5 mV, pH trong khoảng 6,9 đến 7,1. Tỷ lệ các cấp hạt cát, limon và sét cũng ít thay đổi ờ các kiểu rừng khác nhau. Hàm lượng mùn trong đất dao động trong khoảng 0,98 đến 1,13% và hàm lượng kali giao động trong khoảng 573,1 - 676,0 mg/kg. Hàm lượng nitơ dễ tiêu và photpho dễ tiêu ở rừng trang lần lượt là 12,1 ± 5,9 mg/100 g và 91,2 ± 38,7 mg/kg cao hơn đáng kể so với rừng bần chua (hàm lượng nitơ và photpho dễ tiêu lần lượt là 5,4 ± 2,0 mg/100 g và 53,7 ± 13,9 mg/kg) và rừng hỗn giao (hàm lượng nitơ và photpho dễ tiêu lần lượt là 4,4 + 2,7 mg/100 g và 45,7 ± 13,4 mg/kg). Trong khi đó hàm lượng Fe cao nhất ở rừng hỗn giao (2.339,1 ± 1.612,7 mg/kg, sau đó là ở rừng bần chua (1.670,8 ± 1.089 mg/kg) và thấp nhất ở rừng trang (936,1 ± 443,1 mg/kg).

In order to provide a scientific basis for mangrove reforestation, restoration and conservation in the coastal area of Nam Dinh province, some structural characteristics and physicochemical properties of mangrove Kandelia obovata, Sonneratia caseolaris and mixed species planted in Giao Thuy district, Nam Dinh province were evaluated on the basis of field mesurements of tree height, stem diameter, density and laboratory analysis of 54 soil samples. Research results show that mangrove Kandelia obovata, Sonneratia caseolaris and mixed species have density 8,533 ± 1,300 trees/ha, 1,600 ± 346 trees/ha and 7,733 ± 550 trees/ha, respectively; stem diameters were 6.7 ± 1.1 cm, 23.5 ± 1.7 cm and 9.3 ± 6.1 cm, respectively; and tree heights were 3.2 ± 0.6 m, 11.8 ± 1.1 m and 5.3 ± 0.9 m, respectively. Among the species (Kandelia obovata, Sonneratia caseolaris and mixed species), there is no significant differences in physical properties such as Eh, pH or soil texture. In which, Eh of all 3 studied forest types ranged from -108.2 to - 97.5 mV, pH ranged from 6.9 to 7.1. The proportions of sand, limon and clay grain also have little change in different forest types. The humus contents were in the range of 0.98 -1.13% and the potassium content ranged from 573.1 to 676.0 mg/kg. The nitrogen and phosphorus contents in mangrove K. obovata were 12.1 ± 5.9 mg/100 g and 91.2 ± 38.7 mg/kg, respectively, which was significantly higher than that of the mangrove s. caseolaris (nitrogen and phosphorus were 5.4 ± 2.0 mg/100 g and 53.7 ± 13.9 mg/kg, respectively) and mixed species (nitrogen and phosphorus were 4.4 ± 2.7 mg/100 g and 45.7 ± 13.4 mg/kg, respectively). Meanwhile, Fe content was highest in mixed species (2,339.1 ± 1,612.7 mg/kg), followed by K. obovata (1,670.8 ± 1,089 mg/kg) and lowest in s. caseolaris (936.1 ± 443.1 mg/kg).

TTKHCNQG, CVv 201

  • [1] (2011), Xác định kali dê tiêu trong đất.,TCVN 8662: 2011: Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng đất
  • [2] (2006), Xác định thế oxy hóa khử trong đất.,TCVN 7594 : 2006 Chất lượng đất
  • [3] (2009), Xác định photpho dễ tiêu trong đất.,TCVN 5626: 2009: Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng đất
  • [4] (2009), Phương pháp xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất.,TCVN 5255: 2009: Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng đất
  • [5] (2014), Xác định thành phần cấp hạt trong đất.,TCVN 4193: 2014: Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng đất
  • [6] (1987), Chất lượng đất - Xác định pH trong đất.,TCVN 4401: 1987
  • [7] Nguyễn Hoàng Trí (1996), Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam,. Trường Trung học Kỹ thuật in Hà Nội, 79 trang.
  • [8] Nguyễn Hoàng Trí (1986), Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất quần xã rừng đước đối (Rhizophora apiculata) ờ Cà Mau, tỉnh Minh Hải,. Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • [9] Phạm Hồng Tính; Võ Văn Thành; Lê Đắc Trường; Bùi Thị Thư; Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019), Một số đặc điểm lý, hóa học của đất rừng ngập mặn tại khu vực bãi bồi cửa Ba Lạt, tỉnh Nam Định và Thái Binh.,Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. S 5/2019: 216 - 222.
  • [10] Saenger P; Snedaker S. C. (1993), Pantropical trends in mangrove above-ground biomass and annual litterfall.,Oecologia, 96 (3): 293-299.
  • [11] Lê Văn Khoa; Nguyễn Cử; Trần Thiện Cường; Nguyễn Xuân Huân (2005), Đất ngập nước.,Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 206 trang.
  • [12] Kauffman J. B.; Donato D. C. (2012), Protocols for the measurement, monitoring and reporting of structure, biomass and carbon stocks in mangrove forests.,Working Paper 86. CIFOR, Bogor, Indonesia.
  • [13] Phan Nguyên Hồng; Trần Văn Ba; Viên Ngọc Nam; Hoàng Thị Sản; Vũ Trung Tạng; Lê Thị Trễ; Nguyễn Hoàng Trí; Mai Sỹ Tuấn; Lê Xuân Tuấn (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam.,Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 205 tr.
  • [14] Nguyễn Thị Hồng Hạnh; Phạm Hồng Tính (2017), Sách chuyên khảo: “Định lượng carbon trong rừng ngập mặn trồng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam”.,NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
  • [15] Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.,Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • [16] Nguyễn Đức Cự (1991), Một số đặc điểm địa hóa trầm tích rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam.,Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển T.I, tr. 54-59.