Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,958,890
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tài nguyên rừng

Nguyễn Thị Hồng Hạnh(1), Bùi Mạnh Cường, Trương Đức Cảnh, Lê Đắc Trường, Nguyễn Quốc Hoàn

Một số đặc điểm cấu trúc và tính chất thể nền của rừng ngập mặn trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Some structural characteristics and soil properties of coastal mangrove forest planted in Giao Thuy district, Nam Dinh province

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

2021

01

128-137

1859-4581

Nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định, một số đặc điểm cấu trúc và tinh chất thể nền của rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata), thuần loài bần chua (Sonneratia caseolaris) và rừng hỗn giao trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã được đánh giá trên cơ sở xác định chiều cao, đường kính thân cày, mật độ cây và phàn tích 54 mẫu đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rừng trang, rừng bần chua và rừng hỗn giao có mật độ lần lượt là 8.533 ± 1.300 cây/ha, 1.600 ± 346 cây/ha và 7.733 ± 550 cảy/ha; đường kính thân lần lượt là 6,7 ± 1,1 cm, 23,5 ste 1,7 cm và 9,3 ± 6,1 cm; chiều cao cây lần lượt là 3,2 ± 0,6 m, 11,8 ± 1,1 m và 5,3 ± 0,9 m. Giữa các kiểu rừng trồng (thuần loài trang, bần chua và rừng hỗn giao), không có sự khác nhau đáng kể giữa các đặc điểm vật lý như Eh, pH hay thành phần cơ giới của đất. Trong đó Eh của đất ở cả 3 kiểu rừng nghiên cứu dao động trong khoảng -108,2 đến - 97,5 mV, pH trong khoảng 6,9 đến 7,1. Tỷ lệ các cấp hạt cát, limon và sét cũng ít thay đổi ờ các kiểu rừng khác nhau. Hàm lượng mùn trong đất dao động trong khoảng 0,98 đến 1,13% và hàm lượng kali giao động trong khoảng 573,1 - 676,0 mg/kg. Hàm lượng nitơ dễ tiêu và photpho dễ tiêu ở rừng trang lần lượt là 12,1 ± 5,9 mg/100 g và 91,2 ± 38,7 mg/kg cao hơn đáng kể so với rừng bần chua (hàm lượng nitơ và photpho dễ tiêu lần lượt là 5,4 ± 2,0 mg/100 g và 53,7 ± 13,9 mg/kg) và rừng hỗn giao (hàm lượng nitơ và photpho dễ tiêu lần lượt là 4,4 + 2,7 mg/100 g và 45,7 ± 13,4 mg/kg). Trong khi đó hàm lượng Fe cao nhất ở rừng hỗn giao (2.339,1 ± 1.612,7 mg/kg, sau đó là ở rừng bần chua (1.670,8 ± 1.089 mg/kg) và thấp nhất ở rừng trang (936,1 ± 443,1 mg/kg).

In order to provide a scientific basis for mangrove reforestation, restoration and conservation in the coastal area of Nam Dinh province, some structural characteristics and physicochemical properties of mangrove Kandelia obovata, Sonneratia caseolaris and mixed species planted in Giao Thuy district, Nam Dinh province were evaluated on the basis of field mesurements of tree height, stem diameter, density and laboratory analysis of 54 soil samples. Research results show that mangrove Kandelia obovata, Sonneratia caseolaris and mixed species have density 8,533 ± 1,300 trees/ha, 1,600 ± 346 trees/ha and 7,733 ± 550 trees/ha, respectively; stem diameters were 6.7 ± 1.1 cm, 23.5 ± 1.7 cm and 9.3 ± 6.1 cm, respectively; and tree heights were 3.2 ± 0.6 m, 11.8 ± 1.1 m and 5.3 ± 0.9 m, respectively. Among the species (Kandelia obovata, Sonneratia caseolaris and mixed species), there is no significant differences in physical properties such as Eh, pH or soil texture. In which, Eh of all 3 studied forest types ranged from -108.2 to - 97.5 mV, pH ranged from 6.9 to 7.1. The proportions of sand, limon and clay grain also have little change in different forest types. The humus contents were in the range of 0.98 -1.13% and the potassium content ranged from 573.1 to 676.0 mg/kg. The nitrogen and phosphorus contents in mangrove K. obovata were 12.1 ± 5.9 mg/100 g and 91.2 ± 38.7 mg/kg, respectively, which was significantly higher than that of the mangrove s. caseolaris (nitrogen and phosphorus were 5.4 ± 2.0 mg/100 g and 53.7 ± 13.9 mg/kg, respectively) and mixed species (nitrogen and phosphorus were 4.4 ± 2.7 mg/100 g and 45.7 ± 13.4 mg/kg, respectively). Meanwhile, Fe content was highest in mixed species (2,339.1 ± 1,612.7 mg/kg), followed by K. obovata (1,670.8 ± 1,089 mg/kg) and lowest in s. caseolaris (936.1 ± 443.1 mg/kg).

TTKHCNQG, CVv 201