Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,844,708
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Lâm sinh

Trịnh Văn Hiệu, Cấn Thị Lan, Ngô Văn Chính(1), Phan Đức Chỉnh, Quách Mạnh Tùng, Dương Hồng Quân, Nguyễn Đức Kiên(2), Đỗ Hữu Sơn(3)

Đánh giá sinh trưởng, chất lượng thân cây của khảo nghiệm hậu thế thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) tại Ba Vì, Hà Nội

Evaluated growth and stem quality of pinus caribaea (Pinus caribaea Morelet) in Ba Vi district, Ha Noi city

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2020

24

105 - 112

1859 - 4581

Đánh giá sinh trưởng và chất lượng thân cây trong khảo nghiệm hậu thế Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) tại Ba Vì, Hà Nội tuổi 3. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định biến dị về sinh trưởng cũng như chất lượng thân cây giữa các nguồn hạt giống tại 4 địa điểm (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng) xác định được nguồn hạt giống có sinh trưởng và chất lượng thân cây tốt nhất. Từ đó lựa chọn được những gia đình triển vọng có sinh trưởng và chất lượng thân cây vượt trội là nguồn biến dị tốt cho việc cải thiện nguồn giống cho loài Thông Caribê. Sinh trưởng và chất lượng thân cây khảo nghiệm hậu thế Thông Caribê tại Ba Vì, Hà Nội thuộc vùng Đông Bắc bộ ở thời điểm 36 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa 4 nguồn hạt giống tham gia khảo nghiệm cũng như giữa các gia đình về các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây (ngoại trừ độ nhỏ cành); tỷ lệ sống trung bình toàn khảo nghiệm đạt 81,7%; D1,3 trung bình toàn khảo nghiệm là 7,1 cm, Hvn và Vthân tương ứng là 3,0 m và 7,1 dm3 /cây; số liệu thống kê cũng cho thấy chất lượng thân cây của nhóm gia đình có sinh trưởng tốt nhất có chỉ tiêu chất lượng tổng hợp Icl đạt mức khá tốt (3,3 - 4,0 điểm), trong khi đó nhóm các gia đình có sinh trưởng kém nhất chỉ đạt 2,7 - 3,2 điểm. Kết quả nghiên cứu tại thời điểm 36 tháng tuổi nguồn hạt giống từ Hà Nội đang có sinh trưởng tốt nhất, đứng thứ 2, thứ 3 lần lượt là nguồn hạt giống Vĩnh Phúc và Đà Nẵng, xếp cuối cùng là nguồn hạt giống Thừa Thiên - Huế. Cần có sự theo dõi đánh giá ở các năm tiếp theo, đảm bảo sự thường xuyên liên tục trong công tác giống, giúp nâng cao hiệu quả năng suất, cũng như chất lượng nguồn giống.

Evaluated growth and stem quality of Pinus caribaea Morelet progeny test at Ba Vi, Ha Noi, aged 3. The research aims to determine superior growth variation and stem quality among seed source at four locations Ha Noi, Vinh Phuc, Thua Thien - Hue and Da Nang. Elite families were selected and used to improving the seed source for the Pinus caribaea at Ba Vi. The progeny test at 36 months showed that there was a significant difference on growth and stem quality (except for branches) among the 4 seed sources in the trial and the families. Across the whole trial, the overall survival rate was 81%, the average D1.3 (diameter) was 7.1 cm, the average Hvn (height) was 3.0 m and the average V (stem volume) was 7.1 dm3 /tree. The family groups with the best growth had the Icl (General quality indicators) composite stem quality indicator at a good level at 3.3 - 4.0/5 points, while the families with inferior growth had a level at 2.7 - 3.2/5 points. At 36 months of age, the seed source from Ha Noi were the outstanding family, followed by the seed source from Vinh Phuc, then Da Nang and finally Thua Thien - Hue. Further research is required to improve the current genetic resources by ensuring the continuity of seeding and by re - evaluating the productivity and quality of current seed sources.

TTKHCNQG, CVv 201

  • [1] (2017), Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng - Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ,TCVN 8761-1: 2017. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • [2] (2017), Giống cây lâm nghiệp - Cây trội,TCVN 8755: 2017. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • [3] Mark J. Dieters; Hà Huy Thịnh; Phan Thanh Hương; Huỳnh Đức Nhân (2006), Điểm lại đặc điểm sinh trưởng và khả năng thích nghi của Thông Caribe ở Việt Nam.,Dự án CARD 033/05VIE: Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển rừng trồng Thông Caribê và thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam.
  • [4] Lê Đình Khả (2003), Chọn giống, nhân giống cho các loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam.,Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 292 trang.
  • [5] Lê Đình Khả; Phí Quang Điện; Phan Thanh Hương; Cấn Thị Lan (2002), Triển vọng nhập nội các giống Pinus caribaea vào Việt Nam.,Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. Trang 340-342.
  • [6] Lê Đình Khả; Phí Quang Điện; Đoàn Văn Nhưng; Gibson; G. L; Griffing; A. R.; Matheson; A C. (1989), Sinh trưởng của Pinus caribaea ở Việt Nam. Trong chọn tạo các loài cây nhiệt đới: cấu trúc quần thể và chiến lược cải thiện di truyền về dòng và cây con cây lâm nghiệp.,Hội nghị IUFRO, Pattaya, Thailand. Oxford Forestiy Institute/Winrock International, Arlington VA. pp. 376.
  • [7] Hai; P. H.; Harwood; C.; Kha; L. D., Pinyopusarerk; K.; Thinh; H. H (2008), Genetic gain f-rom breeding Acacia auiiculifonnis in Vietnam.,Journal of Tropical Forest Science 20 (4), 313-327.
  • [8] Williams; E; R; Matheson; A; C; CSIRO Harwood (2002), Analysis for use in tree improvement. Experimental design and publication,174 pp, ISBN: 0 643 06259 9.
  • [9] Dvorak; W. S.; K. D. Ross; Y. Lui. (1993), Performance of Pinus caribaea var. hondurensis in Brazil, Colombia and Venezuela.,Bulletin on Tropical Forestry No. 11. Raleigh, NC, CAMCORE, North Carolina State University. 47 p.
  • [10] Birks, J. S.; R. D. Barnes (1990), Provenance variation in Pinus caribaea, P. oocarpa and P. patula ssp. tecunumanii.,University of Oxford, Tropical Forestry Papers No. 21, Oxford Forestiy Institute, Department of Plant Sciences. 40 p.
  • [11] Baylis, w. B. H. and R. D. Barnes; Gibson; G. L.; Griffing; A. R.; Matheson; A. C. (1989;1988), International provenance trials of Pinus caribaea var. bahamensis. Breeding tropical trees: Population structure and genetic improvement strategies in clonal and seedling forestry.,Proc. IUFRO Conf., Pattaya, Thailand. Oxford Forestry Institute/Winrock International. Arlington VA. pp. 283 - 290.
  • [12] Gibson; G. L. (1982), Genotype-environment interaction in Pinus caribaea.,University of Oxford, Commonwealth Forestry Institute, Department of Forestry. 112p.
  • [13] Stahl; P. (1988), Species and provenance trials on pine 1976-1984.,Vinh Phu, Vietnam. 54p.