Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,958,890
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tài nguyên rừng

Phạm Hồng Tính, Võ Văn Thành, Lê Đắc Trường, Bùi Thị Thư, Nguyễn Thị Hồng Hạnh(1)

Một số đặc điểm lý, hóa học của đất rừng ngập mặn tại khu vực bãi bồi cửa Ba Lạt, tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2019

05

116-122

1859-4581

Một số đặc điểm lý, hóa học của đất rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại khu vực bãi bồi cửa sông Ba Lạt được đánh giá trên cơ sở phân tích 60 mẫu đất vào năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất dưới rừng ngập mặn tự nhiên và rừng ngâp mặn trồng có sự khác nhau về các đặc điểm lý, hóa học. Rừng trang, bần chua, hỗn giao và tự nhiên có mật độ lần lượt là 7.474, 1.343, 5.503 và 2.686 cây/ha; đường kính thân lần lượt là 3,54, 8,97, 5,64 và 5,10cm; chiều cao cây lần lượt là 3,03, 5,24, 4,11 và 2,21m. Đất rừng trang, bần chua, hỗn giao và tự nhiên có độ mặn lần lượt là 11,5, 9,4, 12,2 và 13,9 o/oo; pH lần lượt là 6,9, 6,9, 7,0 và 6,8; thế oxy hóa khử lần lượt -100,1, -96,9, -104,8 và -122,4 mV; thành phần cấp hạt của rừng trang 53,8% cát, 32,0% limon và 14,3% sét; của rừng bần chua 45% cát, 37,5% limom và 17,5% sét; của rừng hỗn giao 51,7% cát, 26,8% limom, 21,5% sét; rừng tự nhiên 52,6% cát, 24,9% limom và 22,5% sét. Đất rừng trang, bần chua, hỗn giao và tự nhiên cũng có hàm lượng mùn lần lượt là 1,5,1,9, 1,7 và 2,5%; hàm lượng đạm dễ tiêu lần lượt là 104,3, 48,5, 44,2 và 140,9 mg/kg; hàm lượng photpho dễ tiêu lần lượt là 77,4, 54,1, 44,2 và 89,2 mg/kg; hàm lượng kali dễ tiêu lần lượt là 628,2, 665,6, 629,5 và 866,3 mg/kg.

TTKHCNQG, CVv 201