Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,992,119
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học nông nghiệp

BB

Vũ Thị Hồng Phúc, Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Xuyến(1)

ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỰ LỰA CHỌN THỨC ĂN CỦA VOỌC MŨI HẾCH (Rhinopithecus avunculus) TẠI KHU VỰC KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG

ASSESSMENT THE RELATIONSHIP BETWEEN INDIGENOUS KNOWLEDGE USING MEDICINAL PLANTS OF LOCAL PEOPLE AND FOOD CHOICE OF THE TONKIN SNUB-NOSED MONKEY (Rhinopithecus avunculus) AT KHAU CA AREA, HA GIANG PROVINCE

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2023

05

341-347

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá mối quan hệ giữa kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân địa phương trong thức ăn của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) và sự lựa chọn thức ăn của loài Voọc đặc hữu quý hiếm này ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) được sử dụng để phỏng vấn người dân địa phương ở xã Minh Sơn, Yên Định của huyện Bắc Mê và xã Tùng Bá của huyện Vị Xuyên sinh sống xung quanh Khau Ca. Kết quả nghiên cứu đã xác định được trong thức ăn của Voọc mũi hếch có 27/32 loài thực vật (chiếm 84,4%) được sử dụng làm thuốc theo tri thức bản địa; lá cây để làm thuốc chiếm tới 62,5% và chữa các bệnh nhóm ngoại khoa là chủ yếu, chiếm 71,88%. Sự tương đồng theo tri thức bản địa giữa bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây với bộ phận Voọc ăn là 11/32 loài (chiếm 34,38%). Sự tương đồng giữa công dụng của bộ phận cây thuốc theo tri thức bản địa về nhóm bệnh điều trị với bộ phận Voọc mũi hếch ăn là 12,5%. Đó là quả của loài Trai lý (Garcinia fagraeoides) và Ngâu nhót (Aglaia elaeagnoides), lá của loài Trứng cua (Debregeasia squamata) và Chòi mòi gân lõm (Antidesma montanum). Tất cả đều có tác dụng chính là chữa lành vết thương, viêm nhiễm và giảm đau ở người. Những điểm tương đồng này sẽ là cơ sở khoa học để sàng lọc các loài thực vật chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học tiềm năng cho con người.

This study was conducted to evaluate the relationship between the experience of using medicinal plant resources of local people in the diet of the Tonkin Snub-nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) and food choice of this rare endemic species at Khau Ca area, Ha Giang province. The participatory rural rapid assessment (PRA) method was used to interview local people in Minh Son and Yen Dinh communes of Bac Me district and Tung Ba commune of Vi Xuyen district who live around Khau Ca. The results of the study determined that there are 27 plant species of a total number of 32 plant species in the diet of the monkey are used as medicine by local people, in which leaves accounted for 62.5%. Those medicines are mainly for the treatment of surgical diseases, is about 71.88%. The similarity between the plant parts used as medicine by indigenous knowledge and the plant parts in the diet of the monkey is 11/32 species (34.38%). The use of medicinal plant parts according to indigenous knowledge depends on the disease group with plant parts which the monkey eats is 12.5%. It includes the fruit of Garcinia fagraeoides and Aglaia elaeagnoides, the leaves of Debregeasia squamata and Antidesma montanum. Their main effect is to heal wounds, inflammation, and pain relief on humans here. These similarities will provide the scientific basis to screen plant species that have potential bioactive compounds for humans.