Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,515,780
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nuôi trồng thuỷ sản

Châu Tài Tảo, Trần Nguyễn Duy Khoa(1), Nguyễn Văn Hòa(2), Trần Ngọc Hải

Nghiên cứu ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ Biofioc với các nguồn Carbon bổ sung khác nhau.

Khoa học (ĐH Cần Thơ)

2020

29-36

1859-2333

Nghiên cứu nhằm xác định nguồn carbon thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm chân trắng ương theo công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm một thí nghiệm với 5 nghiệm thức (i) không bổ sung nguồn carbon (đối chứng), (ii) bổ sung nguồn carbon từ bột mì, (iii) bổ sung nguồn carbon từ cám lau mịn; (iv) bổ sung nguồn carbon kết hợp giữa cám lau mịn và bột mì với tỉ lệ 11, và (v) bổ sung nguồn carbon từ đường cát. Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Bể ương có thể tích 500 Lít, độ mặn 30‰, mật độ ương 150 ấu trùng/lít. Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài hậu ấu trùng 12 ngày tuổi (PL12) ở nghiệm thức bổ sung đường cát (10,18±0,15 mm) là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (52±5,1%) và năng suất (78±8 con/lít) của PL12 ở nghiệm thức bổ sung đường cát là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vậy đường cát được xem là nguồn carbon bổ sung thích hợp nhất trong ương ấu trùng tôm chân trắng theo công nghệ biofloc.

TTKHCNQG, CVv 403