Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,962,216
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nhi khoa

Kết quả điều trị phẫu thuật bệnh sling động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Surgical management of pulmonary artery sling in chidren at the national chidren’s hospital

Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2020

7

24-30

2354-080X

Sling động mạch phổi là một bất thường mạch máu hiếm gặp do động mạch phổi trái xuất phát bất thường từ động mạch phổi phải và thường có tình trạng hẹp khí quản bẩm sinh đi kèm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu liên quan đến các triệu chứng hô hấp khò khè, thở rít kéo dài, viêm phổi tái diễn, đôi khi có thể suy hô hấp sớm sau sinh, những bệnh nhân này thường đòi hỏi phẫu thuật (phẫu thuật) sớm. Từ năm 2014 đến 2019, 26 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị và theo dõi bệnh sling động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu kết quả phẫu thuật và tìm một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật bệnh sling động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương với các kết quả như sau tỉ lệ tử vong liên quan tới phẫu thuật là 15,4% (4/26), hai bệnh nhân tử vong liên quan tới hội chứng cung lượng tim thấp, hai bệnh nhân còn lại liên quan đến tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Tất cả đều xảy ra ở những bệnh nhân cần phẫu thuật sửa khí quản hẹp đi kèm. Theo dõi dài hạn được thực hiện ở 21/22 bệnh nhân (trung bình 20 tháng) với 1 bệnh nhân tử vong muộn do suy hô hấp, viêm phổi sau thời điểm phẫu thuật 2 tháng, hẹp động mạch phổi trái xảy ra ở 5 bệnh nhân (20%). Hầu hết các bệnh nhân cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Từ đó, chúng tôi rút ra một số nhận xét các bệnh nhân sling động mạch phổi không cần sửa khí quản hẹp đi kèm có kết quả tốt. Tỉ lệ tử vong chủ yếu liên quan tới phẫu thuật sửa khí quản hẹp đi kèm. Các triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật.

Pulmonary artery sling is a rare vascular abnormaly associated with congenital tracheal stenosis. The natural prognosis is poor and these patients often require early surgical intervention. From 2014 to 2019, 26 infants had been surgical treatment of pulmonary artery sling at the National Children’s Hospital. We conduct research on surgical treatment results and discover several factors related to the results of surgical treatment at National Children’s Hospital. Among 26 patients, 25 (96%) patients received left pulmonary artery re‐implantation, and 22 (85%) received slide tracheoplasty. There were 4 hospital deaths (15.4%) from low cardiac output syndrome (2) and sepsis (2). All deaths occurred in patients requiring tracheal repair. Retracheoplasty was required in one patient at 7 days post surgery. Followup was complete in 21/22 patients (mean, 20 months; ranges, 2 months to 5 years) with 1 late death from respiratory distress at 2 months after surgery. At follow-up, left pulmonary artery stenosis occurred in 5 patients. Intervention for excessive granulations was necessary in one patient. The symptoms had reduced in all of patients after surgery. Children with pulmonary artery sling who do not require tracheal surgery have excellent outcomes. Mortality is determined by the need for tracheal surgery.

TTKHCNQG, CVv 251

  • [1] Goldstein BH, Bergersen L, Powell AJ et al. (2010), Long-term outcome of surgically repaired unilateral anomalous pulmonary artery origin.,Pediatr Cardiol. 2010; 31(7): 944–951.
  • [2] Fiore AC, Brown JW, Weber TR et al. (2005), Surgical treatment of pulmonary artery sling and tracheal stenosis.,Ann Thorac Surg. 2005; 79(1): 38-46.
  • [3] Hong X, Liu C, Zhou G et al. (2017), Treatment of 21 pediatric children with pulmonary artery sling/tracheal stenosis: What kinds of patients can survive to disc-harge without tracheal intervention?.,Int J Clin Exp Med. 2017; 10: 3588–3593.
  • [4] Oshima Y, Yamaguchi M, Yoshimura N et al. (2008), Management of pulmonary artery sling associated with tracheal stenosis.,Ann Thorac Surg. 2008; 86(4): 1334–1338
  • [5] Backer CL, Russell HM, Kaushal S et al. (2012), Pulmonary artery sling: current results with cardiopulmonary bypass.,J Thorac Cardiovasc Surg. 2012; 143(1): 144–151.
  • [6] Collins RT, Weinberg PM, Ewing S et al. (2008), Pulmonary Artery Sling in an Asymphẫu thuậtomatic 15-Year-Old Boy.,Circulation. 2008; 117(18): 2403–2406
  • [7] Xie J, Juan YH, Wang Q et al. (2017), Evaluation of left pulmonary artery sling, associated cardiovascular anomalies, and surgical outcomes using cardiovascular computed tomography angiography.,Sci Rep. 2017; 7: 40042
  • [8] Yu JM, Liao CP, Ge S et al. (2008), The prevalence and clinical impact of pulmonary artery sling on school-aged children: A large-scale screening study.,Pediatr Pulmonol. 2008; 43(7):656–661.
  • [9] Yong MS, d’Udekem Y, Brizard CP et al. (2013), Surgical management of pulmonary artery sling in children.,J Thorac Cardiovasc Surg. 2013; 145(4): 1033–1039